Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam bước đầu hình thành hệ thống công nghiệp chế biến nông sản với hơn 7.500 cơ sở quy mô🔜 công nghiệp gắn xuất khẩu. Một số tập đoàn kinh tế lớn đã chú trọng đầu tư vào chế biến sản phẩm nông nghiệp như Masan, Doveco, Dabaco, TH Group, Vinamilk, Minh Phú, Ba Huân, Nafood, Lenger Seafood, Angfish... Các sản phẩm nông sản của các doanh nghiệp này hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm để xuất khẩu sang các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Mỹ...
Tuy nhiên, doan🍨h nghiệp chế biến ở Việt Nam đa phần nhỏ lẻ khi có 70-80% chế biến thô, giá trị thấp; 83% trong khâu làm đất được cơ giới hóa; 50-60% cơ giới hóa khâu thu hoạch nhưng vẫn chưa đồng bộ. Điều này khiến chất lượng sản phẩm nông sản qua chế biển không đồng đều trên thị trường, nhất là trong bối cảnh thị trường bị đứt gãy chuỗi cung ứng do Covid-19. Số hóa quy trình sản xuất được xem là một trong số giải pháp tháo gỡ cho các doanh nghiệp chế biến nông sản trong bối cản suy thoái còn kéo dài.
Giới chuyên gia nhận đ⭕ịnh, chuyển đổi số hứa hẹn mang đến những giá trị mới và bền vững cho ngành nông nghiệp. Đơn cử, bằng cảm biến và hệ thống quản trị dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đơn giản hóa việc thu thập, kiểm tra và phân phối tài nguyên nông nghiệp.
Một số ngành hàng hoặc sản phẩm có công nghệ và thiết bị chế biến tư🍌ơng đối hiện đại mang tầm khu ༒vực, thế giới như: chế biến hạt điều, chế biến lúa gạo, chế biến tôm và cá tra... .
Trong bối cảnh bình thường mới, chuyển đổi số trong quy trình sản xuất và chế biến nông sản đặt ra những yêu cầu nào, những xu hướng công nghệ số nổi bật trong nông nghiệp, giải p𝄹háp thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp ra sao... là những nội dung được giới chuyên gia bàn luận🉐 trong tọa đàm "Chuyển đổi số trong quy trình sản xuất và chế biến nông sản", diễn ra lúc 15h ngày 3/11, trực tiếp trên VnExpress.
Chương trình có sự tham gia TS Nguyễn Đức Tùng - Giám đốc văn phòng ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, Tổng thư ký Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA), TS Nguyễn Anh Phong, Giám đốc Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, PGS. TS Phạm Anh Tuấn- Viện t𝓡rưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đại diện doanh nghiệp có ông Thân Văn Hùng -Phó chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam.
Các chuyên gia sẽ cùng bàn thảo về bối cảnh, đánh giá những 🌃thách thức khi nông nghiệp ứng dụng số hóa vào chuỗi sản xuất đồng thời đưa ra nhiều gợi ý giúp cơ quan quản lý, doan▨h nghiệp có thể vận dụng cải thiện năng suất, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Hoài Phong
Chuỗi hội thảo trực tuyến các vấn đề nông nghiệp là một trong số hoạt động của Hội chợ Nông nghiệp trực tuyến AgriFair. Các sự kiện sẽ tập trung thảo luận các chủ đề mang tính cấp bách, nhiều doanh nghiệp, độc giả quan tâm về lĩnh vực nông nghiệp. Đ✨ây là nơi nhà quản lý, giới chuyên gia và doanh nghiệp tìm ra hướng giải quyết cho các vấn đề của nông nghiệp - nông sản - thị trường và các kịch bản phát triển ch💦o doanh nghiệp trong tương lai, đặc biệt là kịch bản chuyển đổi số của ngành.
Các cá nhân, đơn vị quan tâm xem thông tin tại đây