Chỉ thị số 25 trọng tâm về cơ giới hóa, số hóa sản xuất nông nghiệp của Thủ tướng mới đây được xem là đòn bẩy đưa ♏nông nghiệp Việt Nam tiến gần hơn tới mục tiêu top 10 quốc gia xuất khẩu nông sản ✨hàng đầu thế giới vào năm 2030.
Cuộc🐻 chuyển mình của lĩnh vực gắn với quy trình sản xuất truyền thống, lâu đời còn nhiều rào cản, được bàn thảo dưới góc nhìn hai chiều từ phía doanh nghiệp và người làꦓm chính sách, trong tọa đàm "Chuyển đổi số trong quy trình sản xuất và chế biến nông sản" ngày 3/11 trên VnExpress.
Thời cơ từ chuyển đổi số
"Trước áp lực của thị trường, doanh nghiệp phải chuyển đổi số để cạnh tranh", ông Thân Văn Hùng - Phó chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam nêu quan điểm tại tọa đàm, cho đây là quá trình tự nhiên. "Các nước trong khu vực đang đi trước Việt Nam, các doanh nghiệp nếu không số hóa quy trình, ứng dụng công nghệ nâng cao năng suất thì rất khó để cạnh 🎶tranh", ông Hùng nhấn mạnh.
Lấy một ví dụ từ số hóa, ông Hùng dẫn chứng, có nhiều khách hàng yêu cầu cu﷽ng cấp kỹ quá trình canh tác, sản xuất chế biến. Nếu làm cách thủ công sẽ rất khó để chứng minh, nhưng với QR Code, khách hàng sẽ thấy cả quá trình, từ đó sẵn sàng trả gấp đôi, gấp 3 cho các sản phẩm.
Đồng quan điểm, TS Nguyễn Anh Phong, Giám đốc Trung tâm🦂 thông tin phát triển nông☂ nghiệp nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nhận định, với 49.600 doanh nghiệp trong chuỗi nông sản, các thị trường đầu ra cao cấp như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, cũng chính là cơ hội để chuyển đổi số thể hiện rõ vai trò.
Tuy nhiên, các chuyên gia đều đồng tình rằng các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều hạn chế trong cô🐈ng nghệ. Nhìn lại bức tranh toàn cảnh ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam, có đến 70-80% cơ sở chế biến thô, giá trị thấp; 83% trong khâu làm đất được cơ giới hóa; 50-60% cơ giới hóa khâu thu hoạch nhưng vẫn chưa đồng bộ.
"Hiện nay việc tiếp cận số liệu nông nghiệp còn khá khó khăn ngay cả với cơ quan quản lý chứ ch🎐ưa nói gì doanh nghiệp", TS Nguyễn Anh Phong, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết. Ông nhìn nhận doanh nghiệp ngành này hầu như phải chủ động trong kìm kiếm dữ liệu, cũng như xây dựng hạ tầng cho riêng mình🔴 để tăng hàm lượng số hoá trong sản xuất.
Bài toán tiếp cận vốn
Hiện 97% doanh nghiệp V🧸iệt là vừa và nhỏ, có nhu cầu vốn đầu t🌱ư cho công nghệ lớn. Nhưng đây lại là rào cản, đặc biệt với các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp.
"Trong khi ngân hàng 🌄đòi hỏi tài sản thế chấp giá trị cao t🎀hì doanh nghiệp nông nghiệp lại thường có tài sản không được định giá cao như nhà kính, máy móc nông nghiệp", ông Phong đưa ra thực trạng.
Đồng cảm về vấn đề thế chấp tài sản ♏của doanh nghiệp, TS Nguyễn Đức Tùng - Giám đốc văn phòng ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, Tổng thư ký Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA), với vai trò điều phối viên, lấy dẫn chứng: "Doanh nghiệp có thể tốn nhiều triệu USD cho phần mềm, nhưng có thể không được coi là tài sản thế chấp ngân hàng". Với các doanh nghiệp chế biến vừa và nhỏ, siêu nhỏ, hay các nông hộ, việc tiếp cận vốn còn khó khăn hơn.
Cũng theo các chuyên gia, bên cạnh hỗ trợ chính sách, nên đẩy mạnh các yếu tố quan trọng khác là đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ. Trong ♐đó, các doanh nghiệp lớn đóng vai trò đầu tàu, còn các SME khi chuyển đổi số sẽ tạo ra tác động lớn cho tăng trưởng.
Kinh nghiệm trên thế giới
Từng đi thực tế tại nhiều thị trường quốc tế, theo ông Hùng, việc tiếp ꦓcận, ứng dụng công nghệ, các dữ liệu phục vụ số hóa vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại các nước khác trên thế giới rất dễ vì họ đã có sẵn hệ sinh thái số.
"Israel áp dụng công n🐓ghệ cao để ra năng suất lớn. Nhật Bản sản xuất nhỏ nhưng ứng dụng công nghệ để tạo ra giá trị sản phẩm lớn từ đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc ", ông Hùng lấy ví dụ.
Về chính sách, ông Phạm Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thꦯu hoạch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dẫn ra ví dụ từ Hàn Quốc: "Việc ưu đãi của chính phủ nước này cho nông nghiệp rất mạnh tay, thể hiện ở giá thành nông sả🐎n đầu ra của họ rất thấp".
Chia sẻ về bài học từ các nước có nền nông nghiệp phát triển, ông Nguyễn Anh Phong lấy dẫn chứng Thái Lan, từ năm 2007 đã coi chuyển đổi số là chiến lược quốc gia. Với một diễn đàn chuyển đổi số cho nông nghiệp, Thái Lan rꦦút khá ngắn thời gian đưa thông tin công nghệ đến với nông dân.
Để thực hiện chiến lược cơ giới hoá về sản xuất nông nghiệp, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng nên tập trung hơn vào nhóm doanh nghiệp. "Doanh nghiệp cần được thụ 🍬hưởng nhiều hơn về chính sách, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Giữa các đơn vị đào tạo, dạy nghề cần phối hợp tốt hơn để tạo ra nguồn lao động hàm lượng tay nghề kỹ thuật tốt", ông Tuấn nói thêm.
Ông Hùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam thì khẳng định, gia tăng cơ giới hóa trong sản xuât nông nghiệp không chỉ trong chế biến mà còn tạo vùng nguyên liệu. Thứ hai là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khi đầu tư máy móc, cần đơn giả𒈔n, hợp lý để đi vào thực tế. Vấn đề thứ ba là logistics, cần cắt giảm chi phí không đáng có để minh bạch hóa thông tin, chuyển đổi số, liên thông dữ liệu giữa các cơ quan.
Xem diễn biến chính