Độ tuổi ngày càng cao, s൩ự trao đổi chất giảm thường dẫn đến tăng cân. Lúc này🔴, nhiều người có xu hướng nhịn ăn cực đoan hoặc tập thể dục cường độ cao, ngắn ngày để lấy lại số cân nặng ban đầu.
Tuy nhiên trên thực tế, các thay đổi lẻ tẻ trong thói quen hàng ngày hiếm khi gﷺiúp mọi người đạt được hiệu quả giảm cân mong muốn. Để giải quyết vấn đề này, người Nhật Bản đi tiên phong trong một chế độ ăn kiêng có tên gọi "ăn 3%", nghĩa là mỗi ngày ăn ít đi một chút.
Thông thường, huyết áp tăng sau khi cơ thể n✱gười vượt một ngưỡng cân nhất định, khiến lượng đường huyết và cholesterol tăng theo. Tuy nhiên, chỉ giảm 3% trọng lượng cơ thể khiến cân nặng cải thiện đáng kể.
Theo các chuyên gia Nhật Bản, sau khi giảm 3-5% trọng lượng cơ thể, 3.400 tình nguyện viên từng được chไẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa do béo bụng đã giảm 4-5 mmHg huyết áp, lượng đường trong máu giảm khoảng 2 mg/dL và cholesterol "xấu" giảm khoảng 4 mg/dL.
Giả🐽m cân dần dần không khiến ngoại hình thay đổi nhiều, nhưng nó có tác động lớn đến sức khỏe. Việc giảm 3% trọng lượng cơ thể cũng khá dễ dàng.
Nhịn ăn có thể gây mất cơ, từ đó giảm năng lượng tiêu thụ. Cơ thể tích tụ chất béo - một vòng🥂 luẩn quẩn. Lượng thức ăn giảm mạnh khiến cơ thể chuyển sang chế độ khẩn cấp và tích trữ mỡ để tồn tại. Điều này cũng cಞó thể dẫn đến xơ gan.
Thay vào đó, chế độ ăn uống hợp lý cho phép mọi người duy trì khối lượng mỡ từ cơ bắp, trong khi đốt mỡ thừa. Chìa khóa của chế độ ăn kiêng này là giảm khoảng 50 g chất🔯 béo một ngày. Duy trì trong ba tháng giúp giảm 4,5 kg chất béo, tương đương với 300 kcal. Nói cách khác, người ăn kiêng sẽ tiêu thụ ít thức ăn hoặc tập luyện nhiều hơn để đốt calo.
Các chuyên gia đề xuất giảm khoảng một phần ba khẩu phần ăn trong hai bữa mỗi ngày, nhảy dây 10 phút, tập luyện nhẹ nhàng trong khoảng 20 phút, leo cầu thang 10 phút hoặc dọn nhà 23 phút. Người muốn giảm cân cũng nên tránh ăn các thực phẩm không lành mạnh, không ăn vặt ban đêm, ngủ n⛄hiều hơn,༺ đi bộ vào cuối tuần.
Thục Linh (Theo Chosun)