Là tỉnh có diện tích chè đứng đầu cả nước với൩ 22.000 ha, sản lượng 230.000 tấn một năm, nhưng từ lâu thị trường tiêu thụ chè của Lâm Đồng chỉ tập trung chủ yếu vào Đài Loan (Trung Quốc). Từ khi các nhà nhập khẩu "đỏng đảnh’’ với việc đưa ra hàng rào kỹ thuật, khống chế hợp chất sâu bọ fipronil xuống mức 0,002( MMP), trong khi tiêu chuẩn đòi hỏi của châu Âu chỉ ở mức 0,005 (MMP) thì lập tức hàng loạt doanh nghiệp 🐈kinh doanh và chế biến chè Lâm Đồng rơi vào thế bế tắc thị trường.
Thống kê của Sở Nông nghiệp Lâm Đồng cho biết, hiện toàn tỉnh đang tồn kho ♑4.938 tấn chè thành phẩm, trong đó chè đen là 2.590 tấn, chè xanh 1.600 tấn và chè ô long là 668 tấn. Nguyên nhân của việc tồn kho này là chè Lâm Đồng không đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn chất꧂ lượng mà phía Đài Loan đưa ra.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Lâm Đồng cho rằng, với mức fipronil 0,002 (MMP) mà Đài Loan đưa ra, cánh đồng chè dù được quản lý nông dược nghiêm ngặt cách mấy nhưng chỉ cần một nông hộ gần đó bơm một loại thuố𒁃c trừ sâu bọ khác thì hơi nước từ loại thuốc này bay vào vườ🎃n chè cũng đủ làm cho cả vườn nhiễm thuốc.
Ông A Toàn - Phó tổng thư ký Hội doanh nghiệp Đài Loan tại Lâm Đồng thì cho rằng, việc Đài Loan đưa ra hàng rào kỹ thuật thật khó để lấy lý do không mua chè từ Lâm Đồng có dấu hiệu của việc cạnh tranh không lành mạnh. Hơn 10 năm trước, lúc thị trường Đài Loan và Trung Quốc thiếu hụt nguồn chè ô long ♐cao cấp, hàng chục doanh nghiệp Đài Loan đã tìm đến Lâm Đồng để đầu tư trồng và chế biến chè ô long xuất về lại Đài Loan.
Hiện nay, nguồn cung từ Đài Loan và Trung Quốc đã dồi dào hơn, nhưng giá chè ô long vẫn cao hơn chè Lâm Đồng nên họ phải đưa ra hàng rào kỹ thuật để bảo hộ hàng trong nước. Thậm chí, cách đây khôn𓂃g lâu, còn có tình trạng 𒉰một số trang mạng tung tin sai sự thật việc chè Lâm Đồng canh tác trên những vùng đất nhiễm dioxin khiến các doanh nghiệp sản xuất chè một phen điêu đứng.
Một chủ doanh nghiệp sản xuất chè tại Bảo Lộc cho biết, từ lâu do quá phụ thuộc vào thị trường Đài Loan𝓀, dẫn tới cả máy móc thiết bị dùng sản xuất chè cũng được nhập khẩu tới 90% 🔜từ Đài Loan. Nếu bây giờ tìm thị trường mới, theo yêu cầu tiêu chuẩn hàng hóa của khách hàng, các doanh nghiệp sản xuất chè sẽ buộc phải thay đổi công nghệ chế biến, mà đây là điều không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng chuyển đổi khi sản phẩm chè đang gặp bế tắc như hiện nay.
Bên cạnh đó, đa số các doanh nghiệp cũng thừa nhận, hiện vẫn có những thị trường chấp nhận tiêu thụ chè của Lâm Đồng, nhưng chất lượng không đáp ứng được đòi hỏi của đối tác. Lâu nay các doanh nghiệp chế biến chè tཧhường chỉ sở hữu diện tích chè rất ít, nguyên liệu chủ yếu là liên kết thu mua của nông dân. Tuy việc chuyển giao kỹ thuật và quy trình canh tác có được phổ biến, nhưng việc quản lý thực hiện chưa chặt chẽ dẫn đến ꩵchất lượng chè nguyên liệu không đồng đều.
Trong khi đó, ông Đoàn Trọng Phương, Phó chủ tịch Hiệp hội chè Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty chè Lâm Đồng cho biết thêm, ngành chè Lâm Đồng đang gặp khó khăn mới, cụ thể là sản phẩm chè đen lâu nay được thị trường Afganistan và Pakistan tiêu thụ với khối♏ lượng khá lớn, nhưng thời gian gần đây bị chậm thanh toán khiến nhiều doanh nghꦰiệp không dám tiếp tục xuất hàng.
Trước những khó khăn của ngành chè địa phương, ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đưa ra giải pháp, đầu năm 2016 tỉnh Lâm Đồng sẽ kiến nghị Bộ Nông nghiệ🧸p và Phát triển nông thôn, mà cụ thể là Cục Bảo vệ thực vật loại hẳn những hợp chất có chứౠa fipronil ra khỏi danh mục sử dụng cho cây chè. Về lâu dài, cần quy hoạch lại diện tích theo hướng liền canh, hạn chế những diện tích nhỏ lẻ nằm cách quãng dạng “da beo’’. Việc liên kết sản xuất với nông dân cũng cần phải chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo ổn định chất lượng chè nguyên liệu.
Quốc Dũng