Vành nh🧸ật hoa là lớp ngoài cùng của khí quyển quanh Mặt Trời. Vùng này mật độ vật chất rất mỏng và độ sáng của nó chỉ bằng 1/200000 tâm của bề mặt Mặt Trời. Dựa vào những hình ảnh vành nhật hoa được thu thập, nhóm nghiên cứu Đài Thiên văn Vân Nam, Học viện Khoa học và Công nghệ Trung Quốc phối hợp chế tạo và phát triển thành công máy đo chuyên dụng loại ánh sáng này đường kính 50 mm.
"Trước khi chế tạo thiết bị này, các nhà khoa học chỉ có thể quan sát bầu khí quyển phía trên Mặt Trời thông qua hiện tượng nhật thực toàn phần hàng năm, khi Mặt Trăng che khuất các lớp sáng giữa Mặt T💎rời và vành nhật hoa xuất hiện", Lꦿin Jun, trưởng nhóm nghiên cứu nói.
Thiết bị được ﷽thiết kế để chặn ánh sáng từ bề mặꦫt trung tâm của Mặt Trời. Sau đó tiêu tán ánh sáng xuống mức thấp nhất và sử dụng cấu trúc quang học đặc biệt để chụp được cảnh vành nhật hoa.
"Tán xạ ánh sáng mặt trời bởi bầu khí quyển của Trái Đất có thể gây khó khăn quan sát hiện tượng này. Việc quan sát trên đỉnh núi với mức tán xạ thấp giúp thiết bị được phát huy hết tác dụng", Liu nói và cho biết, giữa tháng 3, nhóm đã chụp thành công hình ảnh vành nhật hoa trên núi Vô Minh, huyện Đạo T🧸hành, tỉnh Tứ Xuyên ở độ cao 4.800 m.
Hiện nay, trên thế giới có một số quốc gia làm chủ được thiết kế nghệ thuật v⛦à chế tạo máy đo ánh sáng trắng. Đây được coi là dự án tiền đề cho ra đời một máy đo vành nhật hoa tinh vi hơn.
Các nhà khoa học dự định gắn thiết bị này trên một khinh khí cầu lơ lửng cách mặt đất từ 20- 100 km để quan sát cấu trúc từ trường và sự phân𒀰 bố thể🥂 plasma trong vành nhật hoa vào tháng 8 năm nay.
Nguyễn Xuân (Theo Science Net)