Theo Telegraph, ý tưởng này được các nhà khoa học ở Đại học California, Mỹ phát triển. Họ c🎃ho biết hệ thống laser có tên gọi De-Star đã được thử nghiệm thành công trong phòng thí nghiệm.
Khi được phóng lên quỹ đạo Trái Đấtn và phát hiện một tiểu hành tinh nào đó có khả🐬 năng gây ra thảm họa, hệ thống không người lái De-Star sẽ nhắm bắn mục tiêu bằng một chùm laser năng lượng cao, làm cho một phần tiểu hành tinh bốc hơi.
Lượng khí được giải phóng trong quá trình bốc hơi này sẽ tạo lực đẩy đủ mạnh để thay đổi quỹ đạo của tiểu hàn෴h tinh, giúp nó chệch khỏi Trái Đất.
Nhóm nghiên cứu đã thử ngh༒iệm bắn phá một mảnh đá bazan, một loại đá lửa có thành phần tương tự tiểu hành tinh và thấy rằng nó mất khối lượng khi bị đốt nóng bằng laser🎃.
"Quá trình này gọi là thăng hoa hay bốc hơi, biến một chất rắn hoặc lỏng thành khí", Travis Brashears, một sinh viên làm việc trong nhóm cho biết. "Khí đó sẽ tạo ra một đám mây chùm và một phản lực đẩyꦡ về♐ hướng ngược lại. Chúng tôi sẽ đo phản lực này".
Họ cũng sử dụng hiệu ứng này để làm chậm và đảo chiều quay🌠 của mảnh bazan.
"Nói chung, vấn đề công nghệ đã được♛ giải quyết. Thách thức chính hiện nay là quy mô cần thiết để phát huy hiệu quả hệ thống", Qicheng Zhang, một trong những tác giả của dự án, cho biết.
Theo tính toán, cần một chùm laser công suất 10 kW để làm chệch hướng một tiểu hành tinh đường kính 100 mét tro𒊎ng vòng 30 năm.
Nhóm nghiên cứu cũng đang đồng thời phát triển một phiên bản nhỏ hơn, có thể bay cùng các tiểu hành tinh để đề phòng, trong trường ꦛhợp các cảnh báo nguy cơ va chạm thấp.
Nguyễn Thành Minh