Trong báo cáo tình hình kinh tế 7 tháng đầu năm vừa công bố, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia dẫn số liệu cho thấy lãi suất cho vay đang giảm chậm hơn huy động. Cụ th⛎ể, đến tháng 7/2014, lãi suất bình quân tiền gửi VND giảm 0,6 điểm phần trăm so với đầu năm nhưng lãi suất cho vay chỉ giảm 0,25 điểm.
Chia sẻ với VnExpress, bà Đỗ Thị Nhung – Phó vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ Ngân hàng Nhà nước - khẳng định lãi suất cho vay thực tế của các ngân hàng thương mại đang giảm nhanh hơn so với huy động. Dẫn số liệu theo dõi của nhà điều hành, bà Nhung cho hay từ đầu năm, lãi suất tiền gửi VND giảm 0,5-1% một năm. Trong khi đó, lãi su൲ất cho vay phổ biến giảm 1-1,5% một năm. "Chưa kể, thời gian qua các ngân hàng thương mại liên tục áp dụng nhiều chương trình ưu đãi và đưa ra những gói lãi suất còn thấp hơn nữa", bà Nhung nói.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cũng thừa nhận, 7 tháng qua các nhà băng đã phải giảm lãi suất ꦓrất nhiều để chia sẻ với doanh nghiệp nên biên lợi nhuận thấp hiện thấp, chỉ khoảng 2-4%.
Trong khi đó, nhiều ngân hàng cũng cho rằng đã rất nỗ lực để giảm lãi suất cho vay bởi doanh nghiệp sống khoẻ thì họ mới có thể thu hồi được nợ và 🥃phát triển tốt. Theo phó tổng giám đốc của một ngân hàng 100% vốn nước ngoài, nhiều đơn vị cho vay ngắn hạn với khách hàng tốt chỉ tầm 6-7% một năm trong khi đầu 2014 có thể rót vốn ở mức 8-9%.
Chủ tịch Ngân hàng Xuất nhập khẩu Eximbank Lê Hùng Dũng cũng nói khi cầu tín dụng thấp, các ngân hàng buộc phải giảm lãi suất xuống và nhiều trường hợp ở lĩnh vực ưu tiên còn được vay dưới mức 🐽hòa vốn. "Ngược lại, chúng tôi cũng không thể nào giảm mạnh lãi suất tiền gửi vì cần giữ khách hàng. Vì thế, biên lợi nhuận bây giờ phải nói là thấp nhất có thể”, ông chia sẻ.
Trước những tâm tư này, ♐lãnh đạo cấp cao của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết ꩵrất chia sẻ với các ngân hàng thương mại và cũng ủng hộ việc họ phải hoạt động có lợi nhuận, nhất là trong bối cảnh đang cần nguồn dự phòng lớn để trích lập dự phòng rủi ro. Tuy nhiên, ông cho rằng, mức lãi suất hiện ♏nay dù các nhà băng đã cố gắng giảm nhưng nếu nhìn từ góc độ của nền kinh tế, vẫn cao so với sức chịu đựng ch💞ung của doanh nghiệp.
Một nguồn tin từ Ủy ban cũng thông tin thêm, các mức lãi suất tiền gửi, cho vay bình quân mà báo cáo kinh tế đưa ra được tính dựa trên những số liệu từ các tổ chức tín dụng về lãi suất tiền gửi ở tất cả các kỳ hạn, lãi suất cho vay cả ngắn - ཧtrung và dài hạn.
Trong khi đó, một chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, không loại trừ khả năng mức lãi suấ꧅t cho vay thực tế của các nhà băng thấp hơn rất nhiề▨u so với lãi suất danh nghĩa mà các tổ chức tín dụng báo cáo lên. "Áp lực tăng trưởng tín dụng, cạnh tranh khách hàng tốt... có thể khiến nhiều đơn vị tìm cách hạ giá vốn hơn nữa với một số doanh nghiệp so với mức lãi suất ghi trên hợp đồng", ông lý giải.
Trên thực tế, một số ngân hàng vẫn giữ biên lợi nhuận cao, từ 3-4%. Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần thừa nhận, biên lợi nhuận có thể cao tùy sản phẩm cho vay, tùy khách hàng với những mức độ rủi ro khác nhau. "Hầu hết phải cho vay lãi suất thấp nhất có thể nhưng ๊do nền tảng doanh nghiệp hiện chưa tốt nên sở dĩ đâu đó vẫn có trường hợp giữ biên lợi nhuận không thấp quá là để bù đắp rủi ro", ông giải thích. Phần còn lại, các khoản tín dụng ở lĩnh vực khuyến khích, ưu tiên, vị lãnh đạo này cho biết hầu❀ hết các nhà băng chỉ hòa vốn.
Ở góc độ doanh nghiệp, nhiều đơn vị phản ánh với VnExpress mặt bằng lãi suất dù vẫn chưa thấp như các nước trong khu vực nhưng không còn là trở ngại với họ. Chủ tịch Công ty Giấy Sài Gòn - Cao Tiến Vị chia sẻ, lãi suất được xem là đã giảm khá nhiều so vớ🉐i trước đây. Doanh nghiệp của ông hiện vay trung dài hạn với lãi suất 10-11%, còn ngắn hạn khoảng dưới 9%.
Lãnh đạo một đơn vị kinh doanh phụ tùng ôtô tại Bình Tân, TP HCM thông tin thêm, tuần rồi đơn vị ông vay được với mức lãi suất 7% một năm cho khoản vay 5 tỷ đồng, thời hạn một năm. “Những doanh nghiệp hoạt động tốt, không vướng nợ xấu, lại có tài sản đảm bảo đầy đủ nên cũng đ🌱ược điều chỉnh giảm nhiều”, ông nói.
Cũng trong báo cáo gần đây, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận định vẫn còn dư địa để giảm mặt bằng lãi suất nếu lạm phát tiếp tục ổn định và duy trì ở mức 5% cả năm 2014. Về khả năng này, Phó chủ nhiệm thường trực khoa Tài chính Ngân hàng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội - Lê Trung Thành lại cho rằng dư địa để hạ thêm lãi suất gần như không còn. Theo ông, đây cũng là lý do mà gần đây, nhà điều hành buộc đưa ra biện pháp m🐓ở rộng cho doanh nghiệp vay tín chấp thay vì phải có tài sản đảm bảo bảo để tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế.
Trong khi đó, một lãnh đạo của HSBC nhìn nhận việcꦰ cho vay phải dựa trên mặt bằng huy động mà lãi suất tiền gửi thì không nên giảm tiếp vì Việt Nam cần duy trì lợi thế VND so với USD. “Hiện nay chênh lệch giữa đồng và USD khoảng trên dưới 4%, nếu chúng ta ép lãi suất tiền đồng xuống quá nhanh thì sợ giá trị đồng nội tệ sẽ bị giảm và người dân lại chuyển qua USD, gây bất ổn về tình hình ngoại tệ”, ông phân tích.
Không bình luận cụ thể về nhận định của Ủy ban Giám sát nhưng đại diện Vụ Chính sách Tiền tệ Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến vĩ mô, tiền tệ, đặc🌄 biệt là xu hướng của lạm phát để có những giải pháp điều hành phù hợp.
Thanh Lan - Lệ Chi