20h tối nay (19/11), Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông (TNGT) sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Đài 𓂃truyền hình Việt Nam và đây là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Thế giới tưởng niệ⭕m các nạn nhân tử vong vì TNGT.
Theo con số thống kê từ các cơ quan chức năng, số người tử vong do TNGT ở Việt Nam trong 10 năm qua là hơn 120.000 người. Tức là mỗi năm có tới 12.000 người chết, tương đương v💯ới mỗi ngày có hơn 30 người đột ngột và vĩnh viễn từ bỏ cuộc💯 sống trong khi đi lại trên khắp các nẻo đường của đất nước chúng ta.
Và con số này chưa cho thấy dấu hiệu dừng lại. Tôi nhẩm tính và so sánh với số nạn nhân của một vụ máy bay rơi khoảng từ 200 đến 300 người/vụ, thì tức là tại Việt Nam cứ mỗi năm ch📖úng ta có khoảng 40 vụ rơi máy bay.
Tôi tin một điều nếu có hãng hàng khôn🍨g nào trên thế giới sở hữu “thành tích” này thì hãng đó chắc chắn đóng cửa vì không có bất kỳ hành khách nào dám liều mạng đi trên các chuyến bay của hãng đó. Vậy mà mỗi ngày qua đi, các bạn và tôi vẫn phải di chuyển trên đường, vẫn đang phải đối mặt với đủ loại những nguy hiểm. Rủi ro và tệ hơn nữa chúng ta dường như bế tắc trong việc tìm ra cách để tự bảo vệ mình.
Khác với câu chuyện hàng không, nơi hành khách có quyền chọn lựa và quyết định để di chuyển cùng với hãng hàng không an toàn và thuận tiện nhất, thì những người di chuyển trên mặt đất dường như không còn sự lựa chọn nào khác. Và như thế tử thần sẽ gọi tên ai trong số chúng ta khi đang di chuyển trên đường để cho đủ con số 🎐30 nạn nhân mỗi ngày hoặc hơn nữa?
Ngày hôm qua, tôi nhận được tin nhắn của một người chị bên gia đình vợ sinh sống tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai - một trong những điểm nóng về TNGT. Chị nói rằng lần đầu tiên gia đình chị được các cán bộ huyện Trảng♔ Bom đến thăm, tặng quà và chia sẻ vì gia đình chị có tới 3 người chết vì TNG꧟T, gia đình có số người chết vì TNGT nhiều nhất huyện.
Sự an ủi và chia sẻ luôn là rất đáng quý và trân trọng, nhưng nỗi đau còn lại nơi những người còn sống có lẽ không bao giờ nguôi ngoai. Đặc biệt khi đó là sự mất mát do ♚TNGT vì nó đến một cách thảm kh🌺ốc, đột ngột và bất ngờ đối với cả người chết và người sống.
Tôi đang tự hỏi chúng ta sẽ nói gì với những người đã chết vì TNGT trong Lễ tưởng niệm vào tối nay. Trước đó dù là nạn nhân hay thủ phạm trong các ꦆTNGT họ đều rất yêu cuộc sống và đang sống hạnh phúc cùng gia đình, người thân và bạn bè. Họ cũng có những ước mơ và hoài bão và chắc chắn vào phút giây định mệnh đó khi họ bị TNGT họ hoàn toàn không muốn chết.
Cái chết - nếu không phải là quy luật tự nhiên do bệnh tật hoặc tu🌊ổi tác thì sẽ là những cái chết có chủ đích. Ví như một chiến sĩ công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ, người chiến sĩ dũng cảm đó đã xác định được cái chết trước khi vào cuộc chiến và đó là cái chết - sự hy sinh cao cả.
Và ở chiều ngược lại, những tên tội phạm hoàn toàn ý thức được sự nghiêm minh của pháp luật khi chúng phạm những tội ác nghiêm trọng và đó là cái chết trả giá cho tội ác - sự đౠền tội. Chết do TNGT là những cái chết không thể đặt tên và vì không có tên nên đó là những cái chết vô nghĩa nhất trong xã hội loài người.
Các cơ quan chức năng đang kêu gọi chúng ta - những người tham gia giao thông may mắn còn sống, nâng cao ý thức và sự tuân thủ Luật giao thông khi đi lại trên đường. Nhưng dường như chúng ta quên mất một điều cơ bản là ý thức hay hành động tuân thủ phải được xây dựng trên nền tảng của sự 🌸nhận thức đúng và đủ.
Khi nhận thức đã không tồn tại thì mọi hành động chỉ là khiên cưỡng hoặc đối phó. Như một hệ quả tất yếu, khi con ꦡngười hành động chỉ vì họ bị bắt ép làm điều đó hoặc để đối phó thì sẽ không bao giờ hình thành ý thức giao thông hay chúng ta thường dùng một cái tên mỹ miều khác đó là văn hóa giao thông. Lẽ tất nhiên câu chuyện an toàn giao thông sẽ trở thành một trong những câu chuyện “biế꧂t rồi, khổ lắm, nói mãi”.
Nói tóm lại, để giải quyết bài toán an toàn giao thông ở Việt Nam các🌺 cơ quan chức năng cần phối hợp để giải quyết nguyên nhân gốc rễ, đó là làm thế nào để nâng cao nhận thức về an toàn chung cho mọi người dâ🌃n Việt Nam.
Chắc chắn đ🐟ó phải là sự đồng bộ trong tầm nhìn, chiến lược và kế hoạch triển khai nhằm kêu gọi sự tham gia tối đa của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể và của mọi người dân.
Sự thành 🅷công của chiến lược thay đổi nhận thức về an toàn cho mọi người dân sẽ phải được đo lường bằng tỷ lệ giảm TNGT ꦦsong hành cùng với tỷ lệ giảm tai nạn trong lao động sản xuất cũng như giảm các tai nạn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Và nếu để nói một câu với những linh hồn người chết vì TNGT trong Lễ tưởng niệm tối 19/11, tôi sẽ cầu mong họ nói với chúng ta, những người còn sống hãy biết quý và trân trọng cuộc sống này vì mỗi chúng ta c🅺hỉ có một mà thôi.
Cuộc sống quý giá đó có thể sẽ vĩnh viễn mất đi nếu chúng ta bị tai nạn trꦰên đường, tại nơi làm việc hay trong đời sống sinh hoạt.
Quản Hồng Đức
Bài viết cùng tác giả:
>> Đáng lẽ họ đã không phải chết
>> Nhiều người chết oan vì bỏ quên văn hóa an toàn