Theo UBND Tiền Giang, do hạn mặn được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, nên tỉnh đã phê duyệt các dự án trên, giao cho các sở ban ngành liên quan xem xét, sớm triển khai để hoạt độn♋g vào năm sau.
"6 giếng mới cùng giếng hiện tại chỉ được hoạt động vào mùa hạn mặn, phải có ý kiến của UBND tỉnh. Đến mùa mưa, các giếng này được đóng để bảo vệ nước ngầm", ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Thủy lợi và Phòn🐓g chống lụt bão, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh cho hay.
Cù lao Ngũ Hiệp là nơi trồng sầu riêng lớn nhất của "thủ phủ sầu riêng" Ti𝔍ền Giang, với 1.500 ha trên tổng diện tích 14.000 ha toàn tỉnh. Mùa hạn mặn năm nay, do nơi đây giáp với sông Hàm Luông nên bị nước mặn xâm nhập sớm nhất. Hơn 400 ha sầu riêng chết hoàn𝓡 toàn, 140 ha thiệt hại 30-70%.
Trong khi nhiều nhà vườn đang "đứt ruột" đốn bỏ sầu riêng đã chết héo, nhữngꦦ ngày này, 16 công (16.000 m2) sầu riêng, từ 8 đến 12 năm tuổi của ông Huỳnh Hữu Lộc (61 tuổi) vẫn xanh tốt. Giữa vườn ông Lộc, một giếng khoan kèm máy bơm điện, kinh phí trên 200 triệu đồng💯, công suất 40 m3 mỗi giờ đã được lắp đặt 6 tháng trước.
Ông Lộc cho hay, đầu mùa hạn mặn năཧm nay, do không dùng được nước sông, rạch, ông phải mua 300 khối nước ngọt từ các sà lan đem về tưới vườn sầu riêng. Với giá 45.000 đồng mỗi khối, gia đình ô🐼ng tốn hết 13,5 triệu đồng.
Từ khi có giếng khoan do tỉnh đầu tư, vườn nhà ông cùng 24 ha sầu riêng xung quanh khu vực đã được cứu. Nước từ giếng sẽ đ🏅ược nối ống bơm vào các ao trữ, để những hộ ở gần đó tiện lấy nước về vườn tưới cây.
Mùa hạn mặn nඣăm nay kéo dài khiến 6 tỉnh gồm Tiền Giang, Bến Tre, Long An, Kiên Giang, Cà Mau và Sóc Trăng phải công bố🧸 tình huống hạn mặn khẩn cấp. Hạn mặn gây thiệt hại 43.000 ha lúa, 80.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Chính phủ đã chi 530 tỷ đồng cho 8 tỉnh chống hạn mặn.
Bến Tre ghi nhận 12.000 ha cây ăn quả bị ảnh hưởng. Còn tại "thủ phủ sầu riêng" của miền Tây, UBND Tiền Giang đã hỗ trợ 1,3 triệu m3 nước ngọt, tổng chi phí 37 tỷ đồng để tưới cây, nhưng 3.500 ha sầu riêng vẫn chết hé🍸o.
Hoàng Nam