Quân đội Trung Quốc (PLA), với hai triệu quân nhân, trong 4 năm qua triển khai đợt cải tổ lớn chưa từng có để chu♛yển từ độ🌠i quân cồng kềnh thành lực lượng tác chiến tinh gọn, hiện đại theo mô hình tổ chức của quân đội Mỹ.
Trung Quốc đặt mục tiêu biến PLA thành lực lượng hiện đại vào năm 2027 và quân đội đẳng cấp thế giới năm 2050. Tuy nhiên, giới chuyên gia quân sự và một nguồn tin trong PLA cho biết việc các chỉ huy cấp cao thiếu kinh nghiệm tác chiến là một rào cản khổng lồ ngăn quân đội Trung Quốcౠ thực hiện tham vọng này.
"Chỉ một thành viên Quân ủy Trung ư🌼ơng Trung Quốc (CMC) có kinh nghiệm thực chiến, song đó là từ 4 thập kỷ trước", nguồn tin trong PLA nói, đề cập tới thượng tướng Lý Tác Thành, tham mưu trưởng Bộ Tham mưu Liên hợp CMC.
Các tướng khác trong ban lãnh đạo CMC gồm Ch▨ủ nhiệm Bộ Công tác Chính trị Miêu Hoa, Cục trưởng Quản lý Huấn luyện Lê Hỏa Huy cùng người tiền nhiệm Trịnh Hòa từng tham gia các vụ thử tên lửa tại eo biển Đài Loan năm 1995-1996.
Tuy nhiê🌠n, chiến lược tác chiến của PLA hiện nay đã thay đổi rất💮 nhiều so với trước và các chỉ huy hiện phụ trách những hệ thống vũ khí phức tạp hơn nhiều.
"Thời trước, các tàu dân sự được huy động để chở tên lửa, vũ khí và các thiết bị khác", nguồn tin trong PLA cho biết. "Hải quân Trung Quốc nay sở hữu đủ tàu tiếp liệu và nhiệm vụ hàng đầu của họ là tìm cách phối hợp với không quân, thủy quân lục chiến và lực lượng tên lửa trong diễn tập hiệp đồng tác ♔chiến để mọi binh sĩ đều sẵn sàng chiến đấu".
Lương Quốc Lương, chuyên gia quân sự tại Hong Kong, cho rằng Chủ tịch Trung Qu🧔ốc Tập Cận Bình dường như có "dự cảm về một cuộc khꦫủng hoảng" khi căng thẳng với Mỹ leo thang tại eo biển Đài Loan và các khu vực lân cận.
"Với tư cách tổng tư lệnh PLA, 🐟ông Tập hy vọng các tướng lĩnh có thể chịu trách nhiệm nhiều hơn trong việc đưa ra chiến lược huấn luyện nhằm phối hợp hoạt động giữa tất cả quân chủng của PLA cùng 5 bộ tư lệnh chiến khu", ��chuyên gia Lương cho biết.
Các quân chủng và 5 bộ tư lệnh chiến khu của PLA từng hoạt động độc lập với nhau, t🐭rách nhiệm huấn luyện chính được giao cho chỉ huy cấp cơ sở. "Tuy nhiên, ông Tập muốn các tướng lĩnh hàng đầu phụ trách kế hoạch huấn luyện", chuyên gia Lương nói.
Chuyên gia Chu Thần Minh ở Bắc Kinh cho biết trình độ học vấn của các binh sĩ PLA đã được nâng cao đáng kể, với 30% quân n🐼hân có trình độ đại học. Trong khi đó, các tướng lĩnh cao cấp ෴gặp rất nhiều khó khăn khi làm quen với công nghệ phát triển nhanh chóng.
"ܫNhiều khí tài quen thuộc với các tướng cấp cao đã bị loại biên, trong bối cảnh PLA hiện đại hóa trong những thập kỷ qua. Chúng được thay bằng vũ khí thế hệ mới như tiêm kích tàng hình J-20, vận tải cơ hạng nặng Y-20, dự kiến trở thành một phần của các chiến dịch hiệp đồng với tiêm kích hạm và tàu đổ bộ", chuyên gia Chu cho biết.
PLA triển khai loạt vũ khí mới hồi giữa năm khi căng thẳng biên giới với Ấn Độ gia tăng, bao gồm vận tải cơ Y-20 có thể c🌃hở được xe tăng, tiêm kích J-20 và tăng chủ lực tiên tiến. Các khí tài này được đưa lên vùng núi Himalaya với độ cao lớn và sẵn sàng tham chiến.
"Nhưng sử dụng những khí tài đó ra sao trong chiến tranh hiện đại vẫn là vấn đề mới mẻ với các chỉ huy hàng 🌄đầu của PLA", chuyên gia Chu nhận định.
Chuyên gia quân sự Antony Wong Tong tại Macau nhậ🐲n🌃 định PLA trong nhiều năm từng xây dựng học thuyết dựa trên tài liệu của Liên Xô, Nga và cả Mỹ, song tướng lĩnh các quốc gia này "đều đã nếm mùi thực chiến".
"Nhiều chỉ huy đương nhiệm của quân đội Mỹ đã trải qua một số cuộc chiến ở Trung Đông những năm qua. Nga cũng đào tạo và bồi dưỡng nhiều tài năng quân sự sau chiến dịch tại Chechnya năm 2000 và Syria năm 2015", chuyênꦫ gia Wong nói.
Trong khi đó, quân đội Trung Quốc suốt nhiều thập kỷ quaℱ không tham gia bất cứ cuộc chiến nào, khiến các chỉ huy hàng đầu đối mặt thách thức khi "xây dựng lại khái niệm về chiến t♒ranh hiện đại" và kéo lùi nỗ lực hiện đại hóa lực lượng này, Wong nhận định.
Nguyễn Tiến (Theo SCMP)