P🐲hân tích của Savills World Research trên 52 thị trường cho thấy, xét về tổng chi phí bao gồm tiền thuê, phí dịch vụ và thuế, London vẫn là thị trường nhà kho đắt đỏ nhất, với vị trí đắc địa có giá 42 USD mỗi feet vuông. Tỷ lệ khu v🐼ực trống ở đây đã tăng lên nhưng vẫn thấp hơn thời kỳ trước Covid vì người thuê tìm kiếm những khu vực để vận hành hiệu quả và đáp ứng các tiêu chí ESG (môi trường, xã hội và quản trị).
Sydney xếp vị trí thứ hai với giá 27,5 USD mỗi feet vuông, tiếp đó là Los Angeles với 27 USD và Hong Kong với giá 26 USD. Đại diện Savills cho biết, nh🥂ững vị trí này thường có đặc điểm như hạn chế về đất đai và tỷ lệ trống thấp.
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chi phí bất động sản kho bãi tăng trưởng ở mức vừa phải với tỷ lệ 5,3%. Ở Trung Quốc, giá thuê không đổi, thị trường kho bãi chịu ảnh hưởng của việc tăng trưởng kinh tế chậm hơn và tâm lý người tiêu dùng yếu hơn trước nguồn cung tăng. Chi💞 phí kho bãi ở Bắc Kinh ngang bằng với các thành phố của Đức. Ấn Độ, nơi có chi phí kho bãi thấp nhất trong số 52 thị trường được Savills khảo sát cũng có xu hướng tăng.
Theo Savills, tăng trưởng giá thuê kho tiếp tục vượt xa lạm phát, riêng✃ giá thuê cơ bản đã tăng 11,8% trong một năm do các yếu tố như tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử, yêu cầu từ những người thuê...
Ông Paul Tostevin, Giám đốc Savills World Research cho biết, chi phí kho bãi sẽ tiếp tục tăng. "Về lâu dài, tăng trưởng dân số sẽ thúc đẩy nhu cầu về hàng hóa và dịch 💝vụ, từ đó gia tăng nhu cầu về kho bãi, không chỉ ở các nền kinh tế đang phát triển mà còn ở các điểm nóng tăng trưởng ở các nước phát triển", vị này chia sẻ.
Cũng theo Savills, ngoài chi phí tài sản kho bãi, người thuê cũng cần xꦬem xét chi phí cho công nh🍌ân cũng như chi phí điện và dầu diesel liên quan đến việc vận hành các tòa nhà và phương tiện như tàu, xe.
Tuệ Anh (theo Savills)