Theo Laura DiDio, nhà phân tích của Yankee Group, sự khác biệt chi phí chủ yếu được quyết định ở thời gian mất vào việc phát triển các ứng dụng, đảm bảo an ninh cho các máy chủ, máy tính nối mạng có lưu dữ liệu, xử lý dữ liệu và “nuôi” các trang web. “Chúng tôi nhận thấy chi phí thực sự không phụ thuộc vào các chức năng cơ sở của hệ điều hành”, DiDio nói.
Trong cuộc khảo ▨sát độc lập của Yankee Group, 88% số người được phỏng vấn cho biết chất lượng, công suất và độ tin cậy của Windows và Linux là tương đương hoặc Windows nhỉnh hơn. Linux, hệ điều hành cho phép sao chép và chỉnh sửa tự do, mấy năm trở lại đây đang cạnh tranh quyết liệt với phần mềm Microsoft Windows Server để giành được một phần trong thị trường doanh nghiệp. Sự tăng trưởng của Linux và Windows hiện nay tỷ lệ nghịch với ảnh hưởng của hệ điều hành server Unix của Sun Microsystems, từng là động lực cho sự phát triển Internet trong thập kỷ trước.
DiDio cho biết hầu hết các công ty, dù lớn hay nhỏ, hiếm khi tiến hành những bước đi mạnh mẽ trong việc thay thế một hệ điều hành nꦓày bằng sản phẩm khác. Thay vào đó, họ thường bổ𝓀 sung kết hợp cả phần mềm server Windows lẫn Linux để mở rộng chức năng.
“Nhiều công ty không theo dõi kỹ số tiền dùng cho hệ điều hành của mình để ra các quyết định dựa trên tổng chi phí sử dụng - vốn là thước đo chủ yếu khi so sánh chi phí Linux và Windows”, nhà phân tích của Yankee Group nói. Theo Matthew Szulik, Giám đốc điều hành Red Hat, một trong những hãng cung cấp chương trình cập nhật và dịch vụ hỗ trợ Linux lớn nhất, thì vẫn có một số doanh nghiệp theo dõi chi tiết đến từng xu đối với kinh phí chi cho hệ điều hành.
Về mặt an ninh, công bố của Yankee Group cho thấy sự gia tăng mạnh trong đánh giá của các doanh nghiệp về mức độ bảo mật của phần mềm Microsoft, coi tương đương với độ an toàn của Linux. Xét trên thang điểm 10, các công ty cho an ninh phần mềm Microsoft đạt 7,6 điểm, gấp đôi mức điểm của một nghiên cứu tương tự năm ngoái. Thang điểm của Linux hầu n🐎hư không mấy thay đổi, ở mức 8,3. Nhà phân tích DiDio cho rằng việc Microsoft chuyển đổi sang cơ chế phát hành bản nâng cấp định kỳ theo tháng và tăng cường các biện pháp khắc phục lỗi là những nguyên nhân chính tăng thêm điểm cho sản phẩm củ⛦a hãng này.
Một vấn đề quan trọng nữa là chi phí phát triển ứng dụng hoặc các chương trình khác chạy trên máy tính nối mạng. DiDio cho biết các công cụ phần mềm như Microsoft Visual Studio đã góp phần nâng cao sự hấp dẫn từ nền Windows. Tuy nhiên, nhìn chung thì hầu hết các doanh nghiệp vẫn hài lòng với việc khai thác hết hiệu suất của hạ tầng hiện có và chỉ bổ sung thêm server Windows hoặc Linux khi cần, tùy thuộc vào những tác vụ cụ thể. “Cần có thêm nhiều lý do nữa mới có thể thuyết phục được các doanh nghiệp chuyển toàn diện khỏi nền điện toán mà họ đang dùng”, DiDio bình luận.
Phan Khương (theo CNet)