Trình báo với Công an TP HCM, họ cho biết đã đến Công ty TNHH Universal Network Connection (UNC) ở tòa nhà AB trên đường Lê Lai, quận 1, do ông Woo Kyung Soo (người Australia, gốc Hàn Quốc) làm Giám đ꧑ốc, để ký hợp đồng tư vấn định cư diện AIPP từ năm 2019.
UNC giới thiệu đây là chương trình thí điểm của Chính phủ Canada giai đoạn 2017-2021, thu hút lao động quốc tế đến 4 tỉnh có dân s♌ố🍰 già bên bờ Đại Tây Dương là New Brunswick, Newfoundland & Labrador, Nova Scotia và Prince Edward Island. Theo UNC, các yêu cầu tham gia AIPP rất đơn giản, không khó nhưng đương đơn bắt buộc có việc làm tại một trong 4 tỉnh nên công ty sẽ "lo". Khi họ được chấp nhận diện AIPP, cả gia đình sẽ có thẻ thường trú Canada.
Trên website và fanpage, UNC ghi văn phòng tại TP HCM, Hà Nội, cùng 4 nơi khác trên toàn cầu, chuyên triể🌼n khai tư vấn di trú Canada, Australia, Mỹ và châu Âu. Công ty này tự nhận đã thực hiện thành công các hồ sơ xin định cư với kinh nghiệm xử lý hàng nghìn ca khó.
Khi ký hợp đồng dịch vụ với UNC, khách hàng phải trả phí 1-2 tỷ đồng, thanh toán làm 3 đợt tuỳ tiến độ hồ sơ nhưng không quá 24 tháng. Tổng số t💮iền 40 🅠người đã nộp là 29,3 tỷ đồng và 175.000 USD (chưa kể các nhóm khác). Hợp đồng ghi UNC có trách nhiệm tìm kiếm nhà tuyển dụng lao động tại Canada trong 6 tháng kể từ ngày ký. Nếu không, công ty cam kết hoàn trả phí đã thu.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng "UNC đưa các công việc kh🧜ông có thật, không phù hợp với khách hàng; che giấu tình trạng hồ sơ; cố tình chậm thanh lý hợp đồng; có dấu hiệu lừa đảo, bỏ trốn", ảnh hưởng xấu đến quá trình xin định cư AIPP của họ.
Chị Lê Uyên (ngụ Bình Phước) cho biết chồng làm công nghệ thông tin 10 năm và anh đứng tên đi Canada để bảo lãnh vợ con. Trong hợp đồng ký tháng 7/2019 với mức phí 86.000 U🅷SD, UNC nhận chuẩn bị hồ sơ AIPP và tìm việc cho chồng chị. Gia đình chị nộp đợt đầu 466 triệu đồng và chồng chị được giới thiệu làm thợ sơn nhưဣng không thấy tên, địa chỉ công ty tuyển dụng.
Chồng chị Uyên yêu cầu UNC đổi việc hoặc thanh lý hợp đồng thì được báo "trừ 30% vì từ chối việc làm". Thấy điều này không ghi trong hợp ❀đồng, anh khởi kiện lên TAND quận 1 năm 2020. Toà gọi lên hoà giải nhưng phía UNC vắng mặt. Đến nay, nhà chị Uyên chưa lấy được tiền đã nộp.
Còn chị Hoàng Lan (ngụ quận 7) kể, vợ chồng chị tìm hiểu qua Internet về các công ty tư vấn di🅷 trú ở TP HꦏCM, sau đó đọc quảng cáo dịch vụ làm hồ sơ AIPP của UNC. "Thấy công ty có 6 văn phòng, tự nhận nhiều kinh nghiệm, cảm thấy uy tín tôi mới đặt niềm tin", chị nói.
Cuối năm ꩲ2019, chồng chị Lan ký hợp đồng tư vấn 70.000 USD. Anh chị đóng 300 triệu đồng đợt 1, chờ 6 tháng để UNC tìm việc. Khi được báo công việc giám sát làm bánh ở tỉnh New Brunswick, chồng chị đóng tiếp 800 triệu. UNC hứa hoàn thiện thủ tục bảo lãnh từ nhà tuyển dụng và sẽ thu nốt tiền đợt 3.
Đợi hết năm 2020 👍không thấy kết quả, đến tháng 1/2021, chị Lan được nhân viên phụ trách hồ sơ của UNC thông báo đã nghỉ việc, khuyên chị liên lạc Giám đốc Woo Kyung Soo. "Tôi tìm hiểu mới biết hồ sơ chồng mình đã bị nhà tuyển dụng Canada loại từ năm 2020 mà UNC không cập nhật tin gì, vi phạ🐷m khoản 4.1.1 hợp đồng là họ phải cung cấp tiến độ thực hiện", chị Lan nói.
Tương tự, anh Nguyễn Khanh (ngụ quận 2) có v💛ợ xin AIPP năm 2018. Phía UNC ra giá tư vấn 60.000 USD và anh đ🍃ã nộp hai đợt 938 triệu đồng. UNC báo việc ngành thuỷ hải sản cho vợ anh nhưng không rõ nơi làm việc, chủ sử dụng lao động và mức lương. Tháng 6/2019, anh Khanh yêu cầu chấm dứt hợp đồng, UNC hứa trả tiền nhưng đến nay anh chưa nhận được.
Do bức xúc, đầu tháng 1, hàng chục khách hàng kéo đến văn phòng UNC to tiếng với giám đốc Woo. Hai bên đưa nhau lên Công an phường Bến Thành, ông Woo được cho là đã viế𝕴t giấy "cam kết giải quyết mọi quyền lợi của khách, không bỏ trốn, mong có thời gian xử lý thiện chí". Sau 3 ngày, mọi🧜 người nhận tin ông này không tới công ty.
Nhóm khách🦂 chạy lên văn phòng UNC thấy vắng lặng, nhân viên nghỉ làm. Phía toà nhà xác nhận UNC đóng cửa, không cách nào liên lạc. Số điện thoại công ty và kênh mạng xã hội không ai trực trả lời. Người trước đó xuất hiện với tư cách luật sư đại diện pháp lý UNC gửi email thông báo bàn giao hồ sơ tới khách, đề nghị tự liên hệ giám đốc.
Cuối tháng 1, ông Woo gặp một nhóm khℱách, hứa trả tiền rồi không xuất hiện từ đó.
Trả lời VnExpress, Phòng Cảnh sát điều tr😼a tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03) Công an TP HCM cho biết đã thu thập chứng cứ, xác minh thông tin sự việc, song chưa thể cung cấp thông tin vಞì đang điều tra.
Thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công ty TNHH Universal Network Connection có vốn đầu tư nước ngoài, thành lập năm 2017, đăng ký 2 ngành nghề kinh doanh là dịch vụ tư vấn du học và tư vấn đầu tư. Trên website, công ty này nói trực 𝕴thuộc Tập đoàn Universal Network Connection cũng làm tư vấn di trú và do ông Woo Kyung Soo thành lập năm 2009 tại Hàn Quốc.
Theo luật sư Phan Huy Thái Nguyên (Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật, Đoàn Luật sư TP HCM), về bản chất, hợp đồng dịch vụ tư vấn định cư AIPP của UNC có nội dung tìm, giới thiệu việc làm, tức là hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Để thực hiện hoạt động này, doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề tư vấn, giới thiệu và ꦉmôi giới lao động, việc làm, có vốn pháp định và phải được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trong khi đó, UNC 🍒chỉ đăng ký 2 mã ngành kinh doanh là tư vấn đầu tư và tư vấn du học. Bản thân dịch vụ tư vấn đầu tư không bao gồm sắp xếp, t🤡ư vấn giới thiệu việc làm.
Do vậy, việc UNC không có chức năng xuất khẩu lao động nhưng vẫn ký và không thực hiện đúng hợp đồng, không hoàn trả tiền cho khách hàng, đóng cửa văn phòng, giám đốc cắt liên lạc, trốn tránh có dấu hiệu cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS.
Cùng quan điểm, luật sư Nguyễn Văn Doanh (Công ty Luật TNHH Thanh và Cộng sự, Đoàn Luật sư TP HCM) phân tích, căn cứ Điều 4, Luật Người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, UNC mặc dù ký hợp đồng tư vấn quản lý hồ sơ nhưng nội dung thể hiện sự hỗ trợ khách hàng tìm kiếm việc làm tại Canada nên♊ có cơ sở cho rằng UNC đã thực hiện hoạt động đưa người đi lao động tại nước ngoài. Ngoài ra, ý chí của khách và UNC đều hiểu rằng: dịch vụ tư vấn của UNC có kết quả là nguời lao động Việt Nam sẽ nhận việc làm tại Canada từ các nhà tuyển dụng mà UNC kết nối.
Các công ty đưa lao động đi làm việc nước ngoài phải được cấp phép nhưng trong danh sách cấp phép không có tên UNC. Các hành vi của côꦬng ty này là vi phạm pháp luật, theo luật sư Doanh. Các khách hàng muốn đòi lại tiền sẽ rất phức tạp, nhất là khi công ty đã đóng văn ph🌳òng, giám đốc mất liên lạc.
Việt Anh
* Tên khách hàng đã thay đổi.