1. Về mặt vĩ mô:
- Sức mạnh của nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sức chi tiêu của người dân. Nếu phần đông dân số thay đổi cách chi tiêu, tiết kiệm hầu hết các nhu cầu thì nền kinh tế sẽ rơi ngay vào trạng thái "ì", giảm phát, kinh tế tăng trưởng ì ạch. Năm 2001 Việt Nam chúng ta đã từng rơi hoàn cảnh này khi đất nước giảm phát nhẹ (thay vì lạm phát liên tục hàng chục năm trước đó). Khi điều này xảy ra, ngay lập tức Chính phủ đã liên tục kêu gọi người dân chi tiêu, kích cầu kinh tế, trong đó có việc cho nghỉ làm việc ngày thứ bảy để gia tăng chi tiêu. Chúng ta cũng có thể nhớ lại là giá cả liên tục ì, mặt hàng tăng nhẹ, có mặt hàng giảm trong suốt từ năm 1999-2003.
- Ở góc độ tâm lý, đa phần những người chi tiêu nhiều sẽ cố gắng để kiếm tiền nhiều hơn nhằm phục vụ cho mình. Ví dụ đơn giản là nếu họ là một nhà sản xuất thì họ sẽ cố sản xuất nhiều hàng hơn, quản lý chi phí tại công ty mình tiết kiệm hơn để tăng lợi nhuận. Như vậy, kích thích cho giá trị sản xuất toàn đất nước tăng lên, GDP tăng trưởng.
Như♌ vậy, chi tiêu là 1 động lực của tăng trưởng, phát triển. Tuy nhiên, chi tiêu cũng phải chi tiêu hợp lý,🧔 đúng chỗ. VD: Hiện nay, VN đang khan hiếm ngoại tệ, ổn định ngoại tệ là 1 chỉ tiêu quan trọng để ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường lành mạnh cho mọi người yên tâm SX - KD thay vì suốt ngày phải đi mua USD, mua vàng để dự trữ mà cuối cùng là tạo cơ hội cho các nhà kinh doanh "lướt sóng" vốn không tạo ra giá trị GDP cho đất nước.
Vì vậy, là 1 công dân Việt Nam, ngay lúc này 🔥đây, chúng 🎶ta phải có trách nhiệm khi chi tiêu hàng ngoại nhập.
Tôi từng vào 1 nhà hàng tầm trung tại Quận 1, TP.HCM, giá thức ăn khoản 100 - 200 ngàn đồng/phần nhưng gọi chai nước suối đến 120.000 đ/chai. Họ trả lời là nước uống đóng chai nhập từ Pháp. Để làm gì vậy? Làm gì phải qua Pháp mua chai nước về trong khi nước uống đóng chai Lavie trong nước, nước suối Đảnh Thạnh có chất lượng tốt. Trong các mặt hàng nhập khẩu của chúng ta, mặt hàng xe hơi cao cấp, hàng xa xỉ phẩm chiếm tỷ trọng rất cao. Vậy những người giàu có hãy có ý thức hơn khi chi tiêu các mặt hàng này.
2. Về mặt quan điểm chi tiêu hàng ngày với từng trường hợp cụ thể:
- Nếu thu nhập chúng ta thấp, hãy chi t♕iêu trong sức của mình. Nghèo thêm, không chỉ ảnh hưởng đến chúng tജa mà gây khó khăn hơn cho gia đình của chúng ta và biến chung ta thành 1 tế bào xấu của xã hội
- Nếu thu nhập chúng𝄹 ta cao thì tất nhiêu chúng ta có quyền chi tiêu cao. Tuy nhiên, hãy để ý đến 2 vấn đề:
+ Một là chi tiêu mặt hàng theo hướng đừng gây khó thêm cho các vấn đề kinh tế trongꦡ điểm. VD: chi tiêu hàng ngoại nhập không cần thiết; chi tiêu điện bừa bãi, tiết kiệm nước...
+ Hãy xem chi tiêu sành điệu như 1 cách để thể hiện cá tính của chúng ta. Tự tin chi tiêu và hoà nhã với mọi người. Điều này sẽ được đa phần mọi người xung quanh ủng hộ. Tuy nhiên, nếu chúng ta chi tiêu để huyênh hoang, để khoe của, để "nổ" thì chẳng qua chúng ta cho thấy rằng mình đang thiếu tự tin bởi vì thiếu tự tin vào bản thân mới dùng "khoe tài sản" để bù đắp lại điểm yếu của mình. Điều này có xảy ra ở 1 bộ phận người "nghèo giàu nhanh" trong nước hay Việt kiều. Có lẽ, đây cũng là lý do không ít người Việt "dị ứng" với người giàu.
Vài ý kiến chia sẻ thẳng thắn. Mong nhận được đóng góp.
Bùi Đức Quốc
Chủ đề Người giàu:
> Đừng chỉ trích cách tiêu xài của người khác
> Giàu nay khác giàu xưa
> Những nỗi khổ của con nhà giàu
> Tôi giàu
> Những người mới tập giàu