Ngày 24/9/2005 là thứ bảy, thiếu nữ 16 tuổi Trần Mộng Đình ở TP Quảng Nguyên, tỉnh Tứ Xuyên, được nghỉ học nên cùng các bạn ra ngoài chơi. Tối hôm đó, thấ༺y con gái vẫn chưa về, cha mẹ Đình an ủi lẫn nhau, nói con gái đã lớn, đi chơi về muộn một chút cũng bình thường. Đến 2h50 sáng hôm sau, mẹ của Đình sốt rܫuột gọi điện cho con gái, nhưng điện thoại đã tắt máy.
Lúc này bà mới lo lắng, gọi điện cho bạn 🐼học của Đình. Các học sinh này đã về nhà, chỉ một bạn nữ nói mình và Đình đến quán net🌸, ngồi đến gần 2h sáng, sau đó mỗi người một đường đi bộ về nhà. Sợ con gái bị bắt cóc hay tai nạn, mẹ của Đình vội gọi điện thoại cầu cứu cảnh sát.
Điều tra vụ án, cảnh sát lại phát hiện Đình từng bỏ nhà đi, hai ngày trước khi xảy ra chuyện còn cãi nhau với cha mẹ. Vì vậy ban đầu cảnh sát cho rằng Đình lại bỏ nhà đi. 🐎Nhưng trước khi ra ngoài, cô còn thoải mái trò chuyện với cha mẹ về vi🐟ệc học hành, không giống một người muốn bỏ nhà.
Hôm đó Đình đi chơi cùng bốn bạn học, buổi tối đến quán karaoke, Đình còn hát rất vui vẻ. Sau khi hát, ba trong bốn bạn học về nhà, một người cùng Đình đến quán net🍸.
Căn cứ lời khai của nhân viên quán karaoke và quán net, cảnh sát xác định bốn bạn học của Đình đều nói thật. Cha mẹ Đình cùng cảnh sát đi hỏi thăm các cửa hàng,ꩲ tài xế taxi trên quãng đường từ quán net về nhà, nhưng không ai ấn tượng gì với Đình.
Ngày 4/10/2005, một công nhân làm đường phát hiện bao tải đựng thi thể phụ nữ khi đang thi công. Cảnh sát lập tức nghĩ đến vụ mất tích của Đình, mời cha mẹ em cùng đến hiện trường. Nhìn ☂thấy bộ quần áo quen thuộc, tia hy vọng cuối cùng của cha mẹ Đình vụt tắt.
Theo báo cáo khám nghiệm tử thi, nguyên nhân dẫn đến cái chết của Đình là ngạt thở do tác động cơ học, tức là vụ án mạng. Kết quả khám nghiệm hiện trường không tìm được manh mối nào có thể giúp cảnh sát tìm ra hung thủ, nhưng nhận định hung thủ có th𓃲ể ở thành phố này.
Ngoài ra, nơi chôn thi thể là công trường làm đường đã gần hoàn thiện, nế🅰u công nhân không tình cờ ✃phát hiện, chỉ vài ngày nữa thi thể sẽ vĩnh viễn nằm sâu dưới mặt đường. Điều này chứng tỏ hung thủ rất am hiểu khu vực này. Tuy nhiên, điều này cũng không thể giúp cảnh sát tìm ra hung thủ.
15 năm trôi qua, công nghệ ADN ngày càng phát triển, thậm chí có thể thu được ADN từ các tế bào da ꦯ🔯chết trên quần áo. Toàn bộ quần áo của nạn nhân vẫn bảo quản nguyên vẹn, được cảnh sát đưa đến phòng thí nghiệm một lần nữa.
Để không bỏ sót một chi tiết nào, nhâꦆn viên phòng thí nghiệm cắt quần áo thành nhiều mảnh nhỏ để x🦹ét nghiệm, riêng áo lót đã được cắt thành 600 phần. Sau vài ngày làm việc liên tục, cuối cùng cảnh sát thu được mẫu ADN của một người lạ trên mảnh áo lót của Đình.
Đối chiếu với thông tin trong kho dữ liệu, mẫu ADN này thuộc về người đàn ông 47 tuổi tên là Quách Thiên Cử. Mặc dù Cử không quen biết Đình hay cha mẹ Đì▨nh, cảnh sát vẫn có cơ sở nghi ngờ. Thứ nhất, khoảng tháng 10/2005, Cử đang kinh doanh một cửa hàng tạp hóa rất tốt, đột nhiên lại quyết định đến Quảng Đông làm thuê, bất kể người nhà khuyên bảo thế nào cũng không nghe. Thứ hai, địa chỉ cửa hàng tạp hóa của Cử chỉ cách nhà Đình hơn 100 m.
Nhiều dấu hiệu cho thấy Cử rất có thể là hun🥃g thủ sát hại Đình, nhưng chứng cứ chỉ là mẫu ADN của Cử trên mảnh á💟o lót của Đình, hoàn toàn không đủ để buộc tội. Khi được hỏi về chuyện 15 năm trước, Cử nói đã quá lâu nên không nhớ nổi.
Ban chuyên án quyết định cử những điều tra viên dày dạn kinh nghiệm nhất phụ trách thẩm vấn, mời chuyên gia tâm lý học tội phạm đến hỗ trợ. Sau nhiều ngày thẩm vấn, cuối cùng phòng tuyến tâm lý của Cử cũng sụp đổ. 𝔉Cử thừa nhận tội ác gây ra năm 2005, bày tỏ có lỗi với cha mẹ của Đình.
Cử khai nhận, hơn 2h ngày 25/9/2005, Cử vừa c🍌hơi điện thoại di động vừa trông cửa hàng tạp hóa. Lúc này, một nữ sinh cấp ba đi vào cửa hàng. Thời điểm đó, vợ chồng Cử đang cãi nhau đòi ly hôn, Cử không để ý đến khách. Đến lúc Đình mang mì ăn liền, xúc xích, n♔ước lọc và một tờ 50 tệ đặt lên trên quầy, Cử mới ngồi dậy tính tiền, tiện tay ném hơn 30 tệ tiền trả lại lên mặt quầy.
Thấy chủ cửa hàng bất lịch sự, trong số tiền trả lại có một đồng cũ nát, Đình tức giận quát Cử, bắt đ♏ổi đồng tiền mới. Cử cho r🔯ằng Đình đang cố tình gây sự nên từ chối đổi tiền và bị chửi mắng thậm tệ. Đang bực sẵn, Cử cho Đình một cái bạt tai. Hai người lao vào đánh nhau, đến khi Cử buông tay ra thì Đình đã nằm rũ dưới đất không hề nhúc nhích.
Thấy thiếu nữ không còn thở, suy nghĩ đầu tiên trong đầu ♎Cử là đi tự thú. Nhưng thấy đ🐻ang đêm hôm khuya khoắt, trên đường không có người, Cử lại nghĩ không người nào biết thì việc gì phải tự thú. Cử mang thi thể đi chôn để che giấu tội ác.
Trong vài ngày sau đó, Cử sống trong sợ hãi. Thiếu nữ đến cửa hàng mua đồ lúc quá nửa đêm, chắc chắn là người gần đây, cảnh sát sẽ tìm đến bắt hắn. Cử lấy cớ đi kiếm tiền, rời bỏ quê quán đến tỉnh Quảng Đông làm thuê, đến năm 2014 mới quay về quê cũ. Thấy khôngꦑ 🍸ai tìm mình, Cử cho rằng đã thoát tội, không ngờ cuối cùng vẫn sa lưới pháp luật.
Theo luật tố tụng hình sự Trung Quốc, toàn bộ chứng cứ trong một vụ án phải tạo thành chuỗi chứng cứ không mâu thuẫn với nhau, có thể chứng thực lẫn nhau, chứng minh tín😼h chân thực của vụ án.
Trong lời khai, Cử miêu tả kiểu tóc, quần áo nạn nhân phù hợp với Đình, loạiജ bao tải dùng để chứa thi thể cũng chính xác. Cùng với việc Cử dẫn cảnh sát đến chỉ chính xác vị t🧔rí chôn thi thể năm đó, chuỗi chứng cứ đã được hình thành.
Hiện vụ án tiếp tục được điều tra để hoàn thiện chuỗi chứng cứ trước khi đưa ra xé꧟t xử.
Khang Diệp (Theo Toutiao, Sohu)