Giữa đꦉống đổ nát tại khu dự án bỏ hoang ở tỉnh Murmansk có một vật tròn như chiếc đĩa. Nó được làm từ bê tông cùng kim loại, với những chiếc ốc vít rỉ sét theo năm tháng. Thoạt nhìn, nhiều người sẽ nghĩ đó chỉ là thứ vô giá trị. Nhưng đó chính là Kola Superdeepไ Borehole - hố Kola nổi tiếng, hay cánh cổng dẫn đến tâm trái đất. Ngay phía dưới "chiếc đĩa" nhỏ này là hố sâu nhất thế giới con người từng tạo ra.
Ngày nay, hố Kola được 🎃hàn kín và che lại bằng một nắp công nhỏ. Tuy vậy, nó vẫn khiến tiến༒ sĩ Sabrina Stierwalt, nhà vật lý thiên văn nổi tiếng người Mỹ, cảm thấy như mình đang ở trong một bộ phim kinh dị.
Stierwalt không phải vị khách duy nhất cảm thấy choáng ngợp hay run sợ khi đứng trước chiế✃c hố sâu nhất thế giới này. Đến đây, nhiều du khách toát mồ hôi tay, một số thậm chí còn vô thức thốt lên: "Trời ơi, đừng bao giờ bật cái nắp đó lên!". Thậm chí, người dân địa phương còn đặt tên cho nó là "giếng địa ngục". Tuy nhiên, trên thực tế bạn khó có thể lọt xuống chiếc lỗ này, vì nó chỉ có đường kính 23cm.
Để đạt đến độ sâu kỷ lục vào lòng trái đất, các nhà khoa học Liên Xô mất hơn 20 năm. Năm 1989, họ khoan đến 12.262 m. Ban đầu, họ dự định khoan chiếc lỗ càng sâu càng tốt và khoan xuống mức 13,5 km.𝓰 Tuy nhiên, các nhà khoa học và kỹ sư phải bó tay trước nhiệt độ c🌊ao bất ngờ dưới lòng đất. Tại độ sâu hơn 12 km dưới bề mặt trái đất, những tảng đá niên đại 2,7 tỷ năm có nhiệt độ 180 độ C - gần gấp đôi so với tính toán ban đầu của nhóm nghiên cứu. Sức nóng làm biến dạng mũi khoan cũng như đường ống.
Mục đích ra đời lỗ khoan Kola là các nh🌌à khoa học muốn tìm hiểu thêm sự hình thành và phát triển của lớp vỏ Trái Đất. Nhiều người từng ví nỗ lực đào hố sâu nhất để khám phá lòng đất này giống như một cuộc chạy đua vào không gian. Và không ít người muốn biết tâm Trái Đất có gì. Dù hố Kola tạm dừng ở độ sâu 12,2 km, nó vẫn là một thành tích đáng nể và đến nay, vẫn chưa có hố nhân tạo nào trên thế giới vượt qua kỷ lục này.
Trước đại dịch, hố sâu Kola vẫn là điểm đến yêu thích của những du khách đam mê thám hiểm và khoa học. Để đến đây, du khách cần tới thị trấn Zapolyarny, quận Pechengsky của vùng Murmansk. Hố Kola nằm cách thị trấn này 10km. Thị trấn Zapolyarny từng thuộc đất Phần Lan (𒅌1920-1944), nằm gần biên giới Na Uy. Du khách nên chuẩn bị một chiếc xe thật tốt để đến khu vực này, vì đường khá gồ ghề.
Anh Minh (Theo Atlas Obscura)
Năm 2008, một giếng dầu được khoan tại Mỏ dầu Al Shaheen ở Qatar phá kỷ lục của hố Kola. Các mꦯáy khoan đạt tới độ sâu 12.289 m. Một lỗ khoan khác, giếng Sakhalin-I Odoptu OP-11 (ngoài khơi đảo Sakhalin của Nga), cũng phá kỷ lục trên vào năm 2011. Đội khoan đã có thể đạt tới độ sâu ấn tượng 12.376 mét. Tuy nhiên, xét theo chiều thẳng đứng, Kola Superdeep Borehole vẫn giữ được danh hiệu là lỗ khoan sâu nhất thế giới.