Được định giá "zero value", nó không còn là thứ hàng hóa có thể trao đổi, nên tôi gửi tặng lại Apple để họ tái chế một số linh kiện điện tử. Một trong những khẩu hiệu của Apple là: "Chúng tôi sẽ tái chế miễn phí cho b💟ạn. Điều đó tốt cho bạn và cho hành tinh" (We’ll recycle it for free. It’s good for you and the planet).
Hành động tự nguyện này cũng là kꦫết quả một quá trình thay đổi nhận thức trongᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ tôi.
Tôi bắt đầu quen với khái niệm cho đi và nhận lại đồ gia dụng khi số🎃ng ở Mỹ. Ở đây có rất nhiềuඣ ứng dụng (app) cho phép tặng và nhận đồ dùng gia đình miễn phí. Người nhận sẽ phải tự tới lấy và vận chuyển từ tủ lạnh, đệm, ghế, kệ gỗ cổ hay đồ điện tử.
Một trong những lý do tạo thói quen tái sử dụng là vì người Mỹ sẽ khá tốn tiền để bỏ đi một đồ gia dụng cồng kềnh và có thể bị phạt nếu bỏ không đúng chỗ. Cụ thể, muốnꦇ bỏ một cái nệm mất khoảng 20-50 USD cho công ty thu gom. Ở một số thà𝔉nh phố, người dân phải trả khoảng 1,2 USD khi vứt bỏ một túi rác 13 gallon (một gallon có dung tích tương đương 3,78 lít); nếu nhầm thùng phân loại rác, chủ nhà phải chịu đựng mùi rác vì công ty vệ sinh từ chối thu gom.
Trong thế kỷ vừa qua, con người đã thay đổi đáng kể hành vi tiêu dùng và mức tiêu thụ mà h🐻ậu quả là 🌊tạo ra khối lượng chất thải nhiều hơn so với cả 2.000 năm trước đó. Nếu tiếp tục ở quy mô này, loài người sẽ hủy hoại môi trường sống của con em mình chỉ trong vòng hai thế kỷ tới.
Năm 2016, Liên Hợp Quốc xác định có ít nhất 44,7 triệu tấn chất ꦐthải điện tử, nhưng chỉ 20% số đó được xử lý đúng cách. Các chuyên gia dự đoán lượng chất thải toàn cầu sẽ tăng 70% đến năm 2050 trừ khi có sự "t🦩hay đổi triệt để".
Tại Việt Nam, theo World Bank, tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa với tốc độ nhanh cũng như sự thay đổi lối sống của người dẫn đến cuộ🌱c khủng hoảng ô nhiễm nhựa. Ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa trên đất liền hàng năm ở Việt Nam. Ít nhất 10% số chất thải chưa được quản lý tốt này bị rò rỉ vào đường thủy, hay nói cách khác là đổ xuống các kênh mương, sông suối khiến Việt Nam là một trong 5 nguồn gây ô nhiễm nhựa đại dương hàng đầu thế෴ giới. Khối lượng chất thải rò rỉ có thể tăng gấp đôi vào năm 2030 theo tốc độ thông thường. Hơn 60% các loại rác thải nhựa là nhựa dùng một lần.
Việt N🅺am cam kết đến năm 2025, các dự án kinh tế tuần hoàn phục hồi tài nguyên tái tạo và tái chế chất thải; đến năm 2030, các mô hình kinh tế tuần hoàn giúp nâng tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị lên 50%. Đây là các con số lý tưởng, cần những chiến lược phù hợp để đạt được mục tiêu.
Xây dựng chiến lược ở cấp vĩ mô là cấp bách nhưng thay đổi hành vi của mỗi người cũng là điều cần thiết. Tái chế hay tái sử dụng là sự thay đổi về hành vi. Giáo dục bằng khẩu hiệu hay hô hào sẽ khó nhưng con số và tính kinh tế có lẽ hiệu quả hơn trong việc nâng cao nhận thức của người dân. Ví dụ, tái chế một tấn giấy sẽ giúp 17 cây xanh được sống, tiết kiệm 380 gallon dầu, 4.000 kilowatt điện và 7.000 gallon nước. Con số thực tế này sẽ khiến𝄹 người dân tường minh hơn về tác dụng của hành vi tái chế.
Tôi cho rằng, ngoài việc p🍎hân loại rác thải cà⛄ng nhiều càng tốt để giảm ô nhiễm rác thải, tăng cường tái sử dụng thì thay đổi hành vi tiêu dùng của mình cũng góp phần hạn chế ô nhiễm rác thải.
Như câu chuyện kể ở đầu bài, quyên góp một món đồ không dùng đến không chỉ là quyên góp vật chất cho mục đích chính đáng mà còn🧜 kéo dài🌠 tuổi thọ của vật dụng, giúp giảm bớt lượng rác thải ra Trái đất.
Khí hậu sẽ bớt biến đổi nếu con người tăng cường phân lo♏ại rác, tái sử dụng đồ dùng và thay đổi hành vi tiêu dùng. Ngạn ngữ có câu "Chúng ta không thừa hưởng Trái đất từ tổ tiên của mình, chúng ta mượn nó từ tương lai của con cái". Vậy nên nếu không "trả nợ", lãi mẹ sẽ đẻ lãi con từ hôm nay.
Phạm Hải Chung