Du khách có thể gặp loại thang máy này khi đến Anh, Đan Mạch, Phần Lan, Ba L🤡an, Hungary, Thụy Đ♊iển, Slovakia, Séc và Đức. Đó là loại thang máy không bao giờ dừng lại, di chuyển liên tục giữa các tầng và cũng không🍰 có cửa, được biết đến với tên gọi “paternoster”.
Nó hoạt động thông qua một trục dọc tòa nhà theo vòng lặp lại tuần hoàn. Hành khách khi bước vào phải căn thật kỹ tầng mà họ muốn đến, sau đó bước ra ngoài thật cẩn thận. Với nhiều người, chiếc thang máy này là một cái bẫy chết người, vì chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể khiến bạn mất cánh tay, hoặc thậm chí là cả mạ🧸ng sống.
Loại thang máy này được lắp đặt đầu tiên vào năm 1884 ở Dartford, Anh🐼. Cha đẻ của sáng chế là kỹ sư người Anh Peter Hart. Ông nảy ra ý tưởng khi nhìn thấy tràng hạt cầu nguyện và nghĩ đến sự tương đồng về một thang máy tuần hoàn liên 🐽tục.
🦄Paternoster rất phổ biến ở châu Âu trong nửa đầu thế kỷ 20 nhờ chở được nhiều hành khách hơn thang máy thông thường. Ngoài ra, vì không phải xếp hàng chờ đợi nên paternoster giúp hành khách tiết kiệm được thời gian hơn khi di chuyển giữa các tầng.
Tuy nhiên, loại thang máy này đang dần biến mất do gây nguy hiểm cho người sử dụng, thậm chí nhiều quốc gia cấm hoàn toàn. Ngày nay, nó chỉ còn ở một số ít nơi, trong đó Đức là quốc gia có số lượng thang máy paternos﷽ter lớn nhất, vào khoảng 230 chiếc.
Trên thực tế, chính phủ Đứ꧅c đã ít nhất hai lần cố gắn𓂃g chấm dứt "những cái bẫy chết người này", nhưng một loạt các phong trào phản kháng mạnh mẽ đã buộc họ phải giữ lại. “Bạn không bao giờ có thể thực sự ngăn chặn được nguy hiểm”, một tín đồ của paternoster phát biểu khi Đức ban hành lệnh cấm vào năm 2015. “Bởi vì sau đó bạn sẽ phải cấm cả xe hơi. Chúng mới là nguồn gốc của mọi vụ tai nạn. Paternoster là một phần của lịch sử công nghiệp và chúng ta nên giữ lại nó”.
Ngày nay, paternoster chủ yếu được tìm thấy trong các tòa nhà hành chính lâu đời như cơ q𝐆uan bộ, tòa thị chính hay trụ sở cảnh sát, do việc lắp đặt thang máy tuần hoàn mới đã bị cấm từ năm 1974.
Cách thức chiếc thang máy hoạt động: