Cảnh sát thu hòm phiếu,⛦ đụng độ 💃người bỏ phiếu ở Catalonia.
Những sĩ quan cảnh sát từ lực lượng an ninh quốc gia Tây Ban Nha, vũ trang đầy đủ, tịch🐼 thu thô bạo các hòm phiếu, túm tóc phụ nữ lôi đi, bắn đạn cao su vào đám đông khi họ đang bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về độc lập cho vùng tự trị Catalonia. Những hình ảnh trên không chỉ khiến cả Tây Ban Nha sững sờ mà còn gây choáng váng cho toàn châu Âu.
Cuộc trưng cầu dân ý, diễn ra hôm 1/10, bị tòa án tối cao Tây Ban Nha và Madrid phản đối vì trái với hiến pháp. Tuy nhiên, bất chấp sự ngăn cản từ chính phủ Tây Ban Nha, hơn hai triệu người dân ở Catalonia cuối cùng vẫn truyền được tiếng nói của mình thông qua các lá phiếu. Theo kết quả chính thức do chính quyền vùng tự ♎trị này công bố, 90% người dân muốn Catalonia tách khỏi Tây Ban Nha.
Theo CNN, để tổ chức thành công cuộc trưng cầu💎 dân ý bị cấm cản, Catalonia đã phải "âm thầm lập nên những kế hoạch phi thường". Một mạng lưới gồm hàng nghìn quan chức, tình nguyện viên không ngừng tích trữ các hòm phiếu, trao đổi thông tin bằng tin nhắn mã hóa và gặp gỡ bí mật trong một nỗ lực nhằm đảm bảo có được càng nhiều người tham gia trưng cầu dân ý càng tốt.
Từ những nhà giá🐻o dục mở cửa trường học để làm địa điểm tổ chức bỏ phiếu đến những người mang hòm phiếu đến từng nhà dân hay những người kiểm đếm phiếu, tất cả đều có thể bị phạt tiền lên tới 350.000 USD. Các quan chức cấp cao đối mặt nguy cơ ngồi tù. Cảnh sát trưởng Catalonia Josep Lluis Trapero tuần qua phải ra hầu tòa ở Madrid với cáo buộc xúi giục nổi loạn, đối diện mức án cao nhất 15 năm tù.
CNN đã có cơ hội nói chuyện với Aleix (tên giả), một người tham gia trực tiếp vào quá trình tổ chức trưng cầu dân ý tại Catalonia. 𒅌Nhiệm vụ của anh là điều phối các hoạt động ở một số địa điểm bỏ phiếu thuộc vùng ngoại ô thành phố Barcelona, thủ phủ khu tự trị Catalonia.
Aleix bắt đầu tham gia từ cách đây baᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ tháng, sau khi nhận được cuộc gọi từ những nhà tổ chức trưng cầu dân ý. "Họ biết tôi sẽ giúp đỡ. Nên họ gọi tôi", Aleix cho hay.
Những cuộc họp bí mật
Ban đầu là các cuộc điện thoạ🃏i nhưng sau đó họ chuyển sang dùng tin nhắn. Những người tổ chức mới đầu dùng ứng dụng Whatsapp nhưng lo lắng chúng có thể bị theo dõi nên quyết định chuyển sang dùng các phần mềm nhắn tin mã hóa như Telegram hay Signal. Những cuộc họp luôn diễn ra trong bí mật, một số bị hủy bỏ vào phút chót vì sợ hãi.
"Cuối cùng, tất cả người có liên quan cũng gặp nhau, ba ngà✱y trước cuộc bỏ phiếu", Aleix kể. "Tôi gặp những người mà tôi không hề biết sẽ ở đó. Tất cả đều vô cùng bí mật".
Theo Aleix, các hòm phiếu được tập hợp và lắp ráp vào phút cuối. Để đánh lừa chính quyền Tây Ban Nha, h﷽ọ 🐻giấu những bộ phận của hòm phiếu như hộp nhựa, nắp, con dấu, nơ... tại nhiều địa điểm riêng biệt.
Đêm trước ngày diễn ra trưng cầu dân ý, Aleix và các nhà hoạt động khác ngủ tại một ngôi trường được chỉ định sẵn để đảm bảo rằng chính quyền không phong tỏa nó. Mọi người chui vào những chiếc túi ngủ và nằm la liệt khắp căn phòng thể dục. Giữa đêm, Aleix nhận một cuộc gọ♊i yêu cầu anh di chuyển các hòm phiếu và lá phiếu.
"Tôi đang ngủ thì có người gọi điện và nhắn tôi gặp anh ta ở đâu đó bên trong thành phố để di chuyển các vật dụng cần thiết từ xe này sang xe khác", Aleix cho hay. "Chúng 🦩tôi mang chúng đến ba ngôi t🔯rường khác nhau".
Rạng sáng, người đi bỏ phiếu lục đục xếp hàng bên ngoài các trường họ♑c. Một số người đã đứng hàng giờ, tim đập liên hồi khi nghe tin các điểm bỏ phiếu đã bị đột kích. Điện thoại của họ liên tục xuất hiện các bài đăng trên mạng xã hội Facebo✤ok và Twitter cho thấy cảnh người bỏ phiếu và những điều phối viên bị cảnh sát quốc gia đối xử thô bạo.
"Chúng tôi được báo t🎉in rằng cảnh sát đã tới một ngôi trường cách chúng tôi khoảng 5 phút đi xe và đã có đụng độ bạo lực xảy ra", Aleix kể. "Tôi là người chịu trách nhiệm tại ngôi trường này. Tôi thấy áp lực và lo sợ mọi người ở đấy có thể bị đánh đập và rằng cảnh sát sẽ ồ ạt xông vào khiến rất nhiều người già, trẻ em bị thương. Gia đình tôi cũng ở đó, bố mẹ tôi nữa. Tôi vô cùng lo lắng".
Madrid phủ nhận việc sử dụng bạo lực quá mức. "Nếu cảnh sát có dùng vũ lực theo bất kỳ cách thức nào, đấy là bởi họ bị ngăn cản thực hiện công việc mà họ được yêu cầu làm", Ngoại trưởng Tây Ban Nha Alfonso Dastis nói với CNN.
Mặt khác, việc bỏ phiếu còn gặp khó khăn do nhầm lẫn và những vấn đề kỹ thuật🧸. Aleix cho biết một số tình nguyện viên chỉ nhận được hướng dẫn vào p🐻hút chót và các trang web họ sử dụng để kiểm tra thông tin người bỏ phiếu đều bị quá tải. Aleix đáng nhẽ phải phụ trách điều phối 4 địa điểm bỏ phiếu nhưng anh chỉ có thể hoàn thành công việc tại hai nơi.
Aleix thừa nhận có những vấn đề bất thường phát sinh trong lúc cuộc trưng cầu dân ý diễn ra. Tại một số♎ địa điểm, họ kh𝐆ông thể xác minh thông tin người bỏ phiếu qua máy tính.
Ông Carles Puigdemꦐont, lãnh đạo vùng Catalonia, dự kiến đơn phương tuyên bố độc lập vào ngày 9/10.
Tối 4/10 tại Barcelona, một nhóm nhỏ người dân Catalonia phản đối việc tuyên 𝔉bố độc lập đã tập hợp lại để thể hiện ủng hộ đối với chính quyền Tây Ban Nha. Nhiều người cho biết họ cảm thấy một bộ phận lớn người dân Catalonia phản đối tách khỏi Tây Ban Nha không thể lên tiếng vì lo sợ bị cô lập trong bầu không khí phân cực hiện nay.
Nhưng bất chấp những vấn đề còn tồn tại, Aleix khăng khăng cho rằng cuộc trưng cầu dân ý đã phản ánh chính xác mon🦩g muốn của người dân Catalonia. "Vấn đề có thể do người dân không muốn bỏ phiếu vì sợ cảnh sát", anh nói. "Kết quả này có thể không phải tốt nhất bởi không phải tất cả người dân Catalonia đều đi bầu. Nhưng tôi⛎ nghĩ nó hợp pháp".
Vũ Hoàng