Tàu chiến Mỹ tập luyện chống ngầm
Trong Thế chiến II, các tàu hộ vệ được giao nhiệm vụ bảo vệ tàu hàng di chuyển xuyên đại dương. Loại tàu này có thiết kế nhỏ gọn, được sản xuất với chi phí thấp, phù hợp với nhiệm vụ hộ tống thay vì chiến đấu, nhưng một trong số chúng lại lập kỷ lục đánh chìm nhiều tàu ngầm nhất thế giới, vượt qua cả tàu sân bay hay khu trục hạm đồ sộ, theo National Interest.
Chiếu tàꦫu hộ vệ này là USS England, lập thành t🌠ích đánh chìm 6 tàu ngầm Nhật Bản chỉ trong vòng 12 ngày của tháng 5/1944.
USS England được đặt theo tên của John England, một thủy thủ thiệt mạng trong trận Trân Châu ⛦Cảng. Đây là một tàu hộ vệ lớp Buckley với thủy thủ đoàn 186 người, lượng giãn nước 1.400 tấn, kém cả lượng giãn nước của khu trục hạm hạng nhẹ lớp Fletcher.
Tàu chỉ được trang bị 3 hải pháo cỡ nòng 76,2 mm, 12 pháo phòng không và 🅷3 ống phóng ngư lôi. Hỏa lực củ💜a nó thua xa các tàu khu trục thông thường, vốn sử dụng pháo 127 mm, 20 pháo phòng không và 10 ống phóng ngư lôi.
Tuy nhiên, USS England được trang bị ꦍnhiều vũ khí chống ngầm uy lực, gồm hai giá treo bom chìm ở đuôi, 8 pháo K để bắn bom chìm xa tới 137 m, một khẩu cối chống ngầm 24 nòng Hedgehog. Khác v𝓰ới các bom chìm phát nổ ở độ sâu định trước, các quả đạn Hedgehog chỉ phát nổ khi va chạm với lớp vỏ cứng của tàu ngầm.
Ngày 18/5/1944, USS England và hai tàu hộ vệ khác được lệnh tìm k🔴iếm một tàu ngầm Nhật Bản đang trên đường đến quần đảo Solomon ở nam Thái Bình Dương. Chiều ngày 19/5, hệ thống định vị thủy âm (sonar) trên tàu England phát hiện tàu ngầm I-16 của Nhật Bản.
Trong lần tham chiến♔ đầu tiên, tàu England cơ động vượt qua tàu ngầm I-16 tới 4 lần để phóng đạn Hedgehog. Nhưng các quả đạn đều trượt do t🦩àu Nhật liên tục bám theo lộ trình của tàu England một cách tài tình.
Trong lần thứ 5 tàu England vượt lên tấn công, chiếc tàu ngầm Nhật 🃏không kịp né tránh. Thủy thủ đoàn trên USS England hò reo khi nghe th꧒ấy 4-6 tiếng đạn Hedgehog phát nổ. "Phần đuôi tàu England bị dềnh lên 15 cm rồi rơi mạnh xuống biển khi chúng tôi nghe thấy âm thanh cuối cùng của chiếc tàu ngầm", đại úy John Williamson, sĩ quan điều hành trên tàu England khi đó, nhớ lại.
Vào những ngày sau đó, hải quân Nhật Bản tiến hành chiến dịch A-Go, tập trung hạm đội tàu ngầm để phục kích tàu Mỹ trong một trận chiến sinh tử. 7 tàu ngầm sẽ thiết♛ lập tuyến phong tỏa ở phía đông bắc quần đảo Admiralty và New Guinea, trên tuyến hành trình dự kiến tàu Mỹ sẽ đi qua, với nhiệm vụ cảnh báo sớm và đánh chìm tàu chiến Mỹ để làm tiêu hao sinh lực, dành sức cho trận hải chiến mang tính quyết định sau đó.
Tuy nhiên, Mỹ đã chặn ꦍthu và giải mã được các mật lệnh của Nhật Bản. USS 🐽England và hai tàu khác được lệnh triển khai để phá tuyến phong tỏa này của Nhật.
Đêm ngày 22/5, radar của tàu USS George thu được tín hiệu t༒àu ngầm RO-106 đang nổi lên mặt nước và dùng đèn pha chiếu vào. Chiếc tàu ngầm lặn xuống và rơi ngay vào vị trí đạn Hedgehog của tàu England. Tàu England bắn trúng ít nh✨ất 3 phát khiến tàu ngầm Nhật chìm hẳn.
Ngày 23/5, tàu ngầm RO-104 trở thành nạn nhân thứ 3 của USS England, sau đó là chiếc RO-116 vào cũng chịu chung số phận sau đó một ngày. Ngày 26/5, khi lực lượng chuyên tác chiến săn ngầm đến n🐼ơi, USS England có thời gian đến cảng Manus để tiếp tế. Trên đường đi, tàu England đánh chìm thêm chiếc RO-108 của Nhật.
Sau khi tiếp tế, biên đội tàu hộ vệ quay trở lại chống phòng tuyến ngầm của Nhật Bản. Sáng sớm ngày 30/5, khu trục hạm USS Hazewood phát hiện tàu ngầm RO-105 trên radar. Trong khi các tàu khác theo dõi, tàu USS England đượ🧔c lệnh đi tuần tra.
Trong gần 24 giờ, các tàu khác của Mỹ săn lùng RO-10🔥5, trên đó ꦓcó thuyền trưởng Ryonosuka, chỉ huy cấp cao của Sư đoàn tàu ngầm số 51 Nhật Bản. Chiếc tàu ngầm cố gắng né tránh các đợt tấn công. Tàu USS England đề nghị hỗ trợ lực lượng săn ngầm, yêu cầu các tàu khác thông báo vị trí nhưng không được hồi đáp.
RO-105 nổi lên giữa hai tàu Mỹ để lấy dưỡng khí, sau đó lặn xu✤ống an toàn do hai tàu này ở vị trí phong tỏa lẫn nhau. Bất chấp mệnh lệnh, USS England vẫn tiến vào và tung đòn tấn công. Sau khi sống sót qua 21 đợt tấn công tr𝐆ong hơn 30 giờ, tàu ngầm RO-105 cuối cùng cũng bị chìm bởi đạn Hedgehog của tàu England.
Hai trong số 7 tàu ngầm tạo tuyến phong tỏa ngầm của Nhật Bản trước đó đã trở về cảng, cả 5 tàu còn lại đều b෴ị USS England đánh chìm. Kỷ lục đánh chìm nhiều tàu ngầm nhất thế giới này của USS England đã được giữ vững trong suốt 73 năm qua và đến nay vẫn ch🌺ưa bị phá.
Duy Sơn