"USS John Finn hôm nay thực hiện hành trình thường l༒ệ qua eo biển Đài Loan, nhằm thể hiện cam kết của Mỹ với một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở", Hạm đội 7 của hải quân Mỹ cho biết trong thông cáo ngày 10/3.
Hạm đội 7 khẳng định Mỹ "sẽ tiế𒅌p tục điều máy bay, tàu hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép". Đơn vị này còn công bố video cho thấy một trực thăng MH-60R cất cánh từ khu trục hạm USS John Finn khi con tàu đi qua eo biển Đài Loan.
Trung Quốc chưa bình luận về thông tin trên.
USS John Finn là chiến hạm hộ tống trong nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đang hoạt động ở Thái Bình Dương. Tàu sân bay Theodore Roosevelt cùng các chiến hạm hộ tống khác đang h🌃oạt động ở Biển Celebes giữa Indonesia và Philippines, còn John Finn tách đoàn, hướng về phía bắc và đi qua eo biển Đài L💧oan.
Các tàu chiến Mỹ gần đây nhiều lần đi qua eo biển Đài Loan, bao gồm hai hành trình của khu trục hạm ꦦUSS Curtis Wilbur hôm 24/2 và USS John S. McCain hôm 4/2.ꦚ Các chiến hạm này đều đóng quân tại Nhật Bản.
Quân đội Trung Quốc cho biết họ "theo dõi sát sao" các chiến hạm Mỹ đi qua eo biển Đài Loan và duy trì tình trạng báo động cao. Trung Quốc nhiều lần phản♛ đối việc Mỹ điều chiếౠn hạm đi qua eo biển Đài Loan.
Eo biển Đài Loan được coi là một "điểm nóng" trong quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh. Dù công nhận chính sách "Một Trung Quốc", Mỹ vẫn là nhà cung cấp vũ khí chính cho hòn đảo. Chính quyền Tổng thống Joe Biden cho🤡 biết cam kết của Washington với Đài Bắc vẫn "vững chắc".
Trong khi đó, Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, tuyên bố có thể sử dụng vũ lực nếu cần. Quân đội Trung Quốc tổ chức nhiều cuộc diễn tập với khí tài tối tân ở eo biển Đài Loan. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 28/2 cảnh báo việc đảo Đài Loan độc♔ lập "đồng nghĩa với chiến 𒐪tranh".
Nguyễn Tiến (Theo USNI)