Tàu khu trục USS Dewey của hải quân Mỹ đã bắn thử 20 quả đạn siêu tốc (HVP) trong khuôn khổ cuộc diễn tập hải quân đa quốc gia RIMPAC diễn ra hồi giữa năm 2018, USNI ngày 8꧟💃/1 dẫn nguồn tin từ Văn phòng Năng lực Chiến lược (SCO) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ.
SCO cho biết đạn HVP được khai hỏa từ pháo hạm Mk 45 ở khoài🐠 khơi bờ biển Honolulu, Hawaii nhưng không tiết lộ cuộc thử nghiệm có thành công hay không.
Hải quân Mỹ và tập đoàn BAE Systems bắt đầu🧸 nghiên cứu HVP để sử dụng cho pháo điện từ vào đầu thập niêꦿn 2010. Khi khai hỏa từ pháo điện từ, đạn HVP có thể đạt vận tốc lên tới 9.100 km/h, sinh ra động năng lớn đến mức không cần trang bị đầu đạn nổ để diệt mục tiêu.
Tuy nhiên, vì Mỹ vẫn chưa có pháo điện từ nào được biên chế, SCO đã thực hiện phương án trꦇang bị loại đạn mới cho hải pháo Mk 45 cỡ nòng 127 mm, vốn được lắp đặt trên hàng trăm tàu khu trục và tuần dương hạm Mỹ. HVP khi bắn từ hải pháo Mk 45 đạt tốc độ 3.675 km/h, không nhanh như pháo điện từ, nhưng vẫn gấp ba lần vận tốc âm thanh. Với vận tốc này, HVP đủ sức tiêu diệt các mối đe dọa trên không nhắm vào tàu chiến Mỹ.
HVP được kỳ vọng là giải pháp giá rẻ cho hải quân Mỹ để chống lại mối đe dọa từ tên lửa hành 𒁏trình và máy bay không người lái, bởi mỗi quả đạn chỉ có giá 75.000-100.000 USD. Trong khi đó, các vũ khí phòng không khác của tàu chiến Mỹ hiện nay như RIM-162 ESSM hay RAM Block 2 đều có giá thành rất cao.
Bryan Clark, nhà phân tích thuộc Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách của Mỹ, cho rằng việc khai hỏa tên lửa RIM-162 trị giá 2 triệu USD hoặc RAM giá 1 triệu USD chỉ để tiêu diệt một UAV giáꦬ rẻ của đối phương là vô cùng lãng phí. Trong bối cảnh đó, việc sử dụng HVP cho hải pháo Mk 45 là phương án hợp lý và tiết kiệm hơn rất nhiều.