Chiến lược "Bố già": Đưa cho đối tác lời đề nghị không thể từ chối
Năm 2004, Amazonꦺ đặt mục tiêu phải "thu phục" Melville House - một nhà xuất bản chuyên về tiểu thuyết và nội dung viễn tưởng có trụ sở tại Brooklyn. Khi đó, hai công ty đã có những bất đồng không thể giải quyết. Ông Dennis Johnson, đồng sở hữu Melville House, nhớ lại rằng phía Amazon đã gọi cho ông để đàm phán và mô tả cuộc gặp này "giống bữa tối với Bố già".
Theo New Yorker, Amazon "muốn trả tiền cho Melville House mà không phải tiết lộ có bao nhiêu cuốn sách của công ty này đã được bán trên website Amazon". Johnson không đồng ý và chia sẻ thông tin đó cho tờ Publishers Weekly🥂. Sau khi câu chuyện của Johnson được đăng tải, nút "Mua" của Melville House trên trang Amazon đột nhiên biến mất. Khi đó, Johnson buộc phải nhượng bộ.
Không tiết lộ thông tin nội bộ khi chưa cần
Việc Amazon không cho Melville House biết số lượng sách đã được bán trên website của mình chỉ là một trong những chiến lược của Jeff Bezos🔯: Không tiết lộ thông tin nội bộ nếu chưa thực sự cần. Chiến lược này cũng được ông áp dụng khi vận hành Amazon.
෴Amazon bán máy đọc sách Kindle trong nhiều năm, nhưng ít khi công ty công bố đang có bao nhiêu nhân viên tạo ra sản phẩm. Nhóm phát triển Kindle hiện làm việc tại trụ sở chính ở Seattle. Đó cũng là thông tin duy nhất về nhóm này.
ܫTrụ sở Amazon cũng được ví là "Khu vực 51" trong giới công nghệ, bởi không ai được bước chân vào, trừ khi trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm. "Khu vực 51" là nơi thử nghiệm máy bay của Không quân Mỹ, được chính phủ Mỹ giữ tuyệt mật.
Theo Business Insider🅰, Jeff Bezos không thích cung cấp các thông tin hay câu chuyện về Amazon.
Quy tắc "Hai chiếc bánh pizza"
🌄Jeff Bezos nổi tiếng trong giới quản lý với quy tắc này. Ông luôn chia các nhóm làm việc nhỏ đến nỗi lượng người của nhóm không thể ăn hết hai chiếc bánh pizza.
♓Thực tế, Jeff Bezos thường chia các nhóm khoảng 5 đến 7 người để họ tự do thử nghiệm và triển khai ý tưởng mà không sợ bị quá nhiều thành viên ngăn cản. Bên cạnh đó, nhóm nhỏ cũng giúp Amazon quản lý dễ hơn, tránh trường hợp "Group Think" - tình trạng ăn cắp ý tưởng và gửi ra bên ngoài.
😼Những nhóm nhỏ đã mang lại thay đổi lớn cho công ty. Rất nhiều ý tưởng được đưa ra và áp dụng, giúp công ty của Jeff Bezos phát triển mạnh mẽ.
Không nói nhiều
ꩲNăm 2000, trong một khóa dã ngoại ngoài khuôn viên trụ sở Amazon, một số lãnh đạo đưa ra ý tưởng rằng các nhóm cần phải trao đổi với nhau nhiều hơn để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, Jeff Bezos đứng dậy và gạt phắt: "Không, giao tiếp là khủng khiếp!"
ꦍTại sao nói nhiều lại là vấn đề? Theo Jeff Bezos, việc giao tiếp chéo giữa mọi người trong nhóm sẽ dẫn đến tình trạng cùng đồng ý về một vấn đề, những người muốn đưa ra quan điểm riêng cũng sẽ không được công nhận hoặc phải theo số đông. Điều này đi ngược lại với văn hóa sáng tạo tại Amazon.
Luôn xem nhau là đối thủ
Brad Stone, tác giả cuốn The Everything Store♎, viết về sự phát triển nhanh chóng của Amazon như sau: "Những người làm việc hiệu quả tại Amazon thường là những người luôn vươn lên trong bầu không khí đối nghịch. Tại sao? Bezos không chịu được cái gọi là 'sự gắn kết xã hội'. Ông cho rằng việc này sẽ tạo nên xu hướng sao chép nhau, dễ thỏa hiệp và dễ tìm thấy sự đồng thuận, hạn chế quan điểm riêng và sự sáng tạo".
Theo Businessweekꦡ, nguyên tắc tại Amazon là phải có chính kiến, không đồng ý hay thỏa hiệp. Trong mọi cuộc tranh luận, nhân viên buộc phải tự đưa ra quan điểm và bảo vệ nó đến cùng. Các lãnh đạo cấp cao phải tôn trọng các vấn đề mà cấp dưới nêu lên. Kể cả khi không hài lòng, họ vẫn phải thay đổi, nếu đề xuất của cấp dưới thuyết phục.
Như Phúc (theo Business Insider)