Trước đại hội, Nguyễn Thị Oanh đăng ký bốn nội dung, gồm 5.000m lúc 17h35 ngày 8/5, 3.000m vượt chướng ngại vật lúc 17h50 ngày 9/5, 1.500m lúc 16h30 ngày 11/5 và 10.000m lúc 1🤡7h ngày 12/5. Ở ngày đầu, Oanh dễ dàng giành HC vàng 5.000m với thời gian 17 phút 00 giây 33.
Không như các SEA Games trước, lịch thi đấu năm nay được🐭 ban tổ chức cập nhật vào sáng mỗi ngày thi đấu. Đến sáng 9/5, Oanh nhận được thông báo đổi lịch hai nội dung cô đăng ký lên sát nhau. Cụ thể, chạy 1.500m diễn ra lúc 17h30 và chỉ 20 phút sau đó sẽ tiếp tục thi 3.000m vượt chướng ngại vật.
Thay vì phản ứng mạnh, Oanh chấp nhận và coi như có thêm một thử thách𒁏 tại SEA Games. Ông Trần Văn Sỹ - HLV của Nguyễn Thị Oanh - nói: "Chúng tôi không nghĩ họ xếp chung hai nội dung vào một buổi thi như vậy. Nhiều tin tức từ báo chí, mạng xã hội, bạn bè gửi đến. Hai thầy trò nghe và đọc, nhưng xác định bỏ hết cảm xúc ra khỏi đầu để tập trung cao độ vào các cuộc thi".
Hai thầy trò thống nhất sẽ tập trung cho từng chặng đấu. Ở nội dung 1.500m, Oanh được🧸 yêu cầu sớm bứt tốc để tạo khoảng cách với các đối thủ. Khi tạo được khoảng cách đủ xa, chân chạy người Bắc Giang sẽ tự điều chỉnh cơ thể trong hai vòng cuối để giữ sức.
Và Oanh đꦺã thực hiện đúng chiến thuật. Sau 800 m, cô đã bắt đầu tạo khoảng cách. Khi còn khoảng 400 m, cách biệt với các đối thủ đã vào khoảng 100 m, nên Oanh không bứt tốc. VĐV sinh năm 1995 cán đích với thời gian 4 phút 16 giây 85 - kém 1 giây 87 so với kỳ trước. Đồng đội Bùi Thị Ngân về nhì, đạt 4 phút 24 giây 57.
Bên cạnh việc chủ động điểm danh cả hai nội dung từ trước để không bị phạm quy🗹 quá giờ, hai thầy trò cũng lường trước trường hợp bị gọi đi thử doping. Vì vậy, khi ban tổ chức yêu cầu đi kiểm tra, Oanh xin hoãn với lý do phải tiếp tục thi đấu và được chấp thuận.
Từ lúc kết thúc 1.500m đến 3.000m vượt chướng ngại vật, Oanh có khoảng 16 phút nghỉ. Cô chỉ kịp uống nước, nghe chỉ đạo ngắn từ HLV thì thấy ban tổ chức gọi tên chuẩn bị ra sân thi đấu. Nếu phải thử doping, cô có thể mất ít nhấ🐠t nửa tiếng và sẽ không kịp thi nội dung thứ hai. Sau khi Oanh xin hoãn, một nhân viên của Tiểu ban Phòng chống Doping SEA Games 32 được phân công liên tục theo dõi đến khi cô hoàn thành phần thi thứ hai và dẫn vào phòng kiểm tra doping.
Chạy 3.000m vượt chướng ngại vật là phần HLV Trần Văn Sỹ lo nhất do phải nhảy qua rào cao khoảng 50 cm. Ông nhắc Oanh cẩn trọng và tập trung khi nhảy để tránh chấn thương, bởi phía trước VĐV này còn một🌼 nội dung và sắp thi đấu ở ASIAD cũng như giải vô địch châu Á.
Hai thầy trò tìm hiểu tất cả đ🦩ối thủ, trong đó có đồng đội Nguyễn Thị Hương từng chạy dưới 10 phút 20 giây, còn hai VĐV Philippines vào khoảng 10 phút 30 đến 10 phút 40 giây. Ở SEA Games 31 tại Hà Nội, Oanh đã phá kỷ lục đại hội với thời gian 9 phút 52 giây 44. Nhưng lần này, vì phải thi hai nội dun🥀g quá sát nhau, cô và HLV Trần Văn Sỹ thống nhất mục tiêu là dưới 10 phút 30 giây.
Thực tế, O♔anh chạy núp gió sau VĐV Philippines Joida Gagnao trong 2.400 m đầu tiên, tức sáu vòng sân rồi mới bứt tốc. Dù vừa thi 1.500m, VĐV quê Bắc Giang vẫn cho thấy sức bền và thể lực vượt trội để cán đích với 10 phút 34 giây 37, chậm hơn kỷ lục gần 42 giây.
Oanh chạy chậm đi nhưng các đối thủ cũng không tạo được sự bứt phá để cạnh tranh. Gagnao giành HC bạc với 10 phút 40 giây 96, chỉ hơn kỳ trước 73% giây. Nguyễn Thị Hương giành HC đồng💦 với 11 phút 0 giây 85, kém kỳ trước 42 giây ๊25. Nếu giữ được thành tích như kỳ trước, Hương là người đứng nhất.
Dù vậy, thành tích của Nguyễn Thị Oanh vẫn được HLV Trần Văn Sỹ đánh giá là hiếm có. "Tôi chưa từng thấy ai làm được như Oanh ở khu vực châu Á. Chuyến tập huấn trước giải ở Nghệ An - nơi có thời tiết nóng tương tự Campuchia - phần nào đã giúp VĐV thích ứng tốt hơn khi sang đây thi đấu", ông cho biết, thêm rằng việc Oanh phải thi hai nội dung trung bình và trung bình dài trong 20 phút cũng hiếm thấy trên thếꦉ giới.
Qua hai ngày thi đấu ở SEA Games 32, Nguyễn Thị Oanh thâu tóm ba HC vàng chạy 1.500m và 5.000m và 3.000m 💦vượt chướng ngại vật. Ngày 12/5, cô thi đấu nội dung cuối cùng là 10.000m.
Giải điền kinh thế giới hay châu Á quy định các cự ly ngắn (100m, 200m) diễn ra cách nhau ít nhất 45 phút, còn cự ly trung bình (800m, 1.500m), dài (5.000m, 10.000m) hay trung bình dài (3.000m vượt chướng ngại vật) cách nhau ít nhất 12 giờ. Lịch thi đấu Olympic và ASIAD được ấn định trước hai năm, còn giải vô địch thế giới là sáu tháng. Việc điền kinh SEA Games chốt thời gian thi đấu trước một ngày cũng được xem chưa từng có tiền lệ.
Hiếu Lương (từ Phnom Penh)