Nỗi lo các công ty giảm đầu tư, người tiêu dùng giảm chi tiêu 🦄và cổ phiếu lao dốc đã quay trở lại sau khi Mỹ và Trung Quốc gần đây lần lượt nâng thuế với hàng nhập khẩu của nhau. Cổ phiếu toàn cầu tuần này nhìn chung đi xuống. Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 2 năm cũng xuống thấp nhất kể từ t🎀háng 2/2018.
Tăng trưởng toàn cầu vốn đã chậm lại. Vì thế, nếu yếu thêm nữa, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng tr꧅ung ương khác sẽ càng lưỡng lự trong việc nâng t𓂃huế, thậm chí sẽ phải tung các gói kích thích mới. Morgan Stanley đã ra cảnh báo toàn cầu suy thoái nếu Mỹ và Trung Quốc tiếp tục bất đồng.
"Ngay khi toàn cầu có dấu hiệu hồi phục, căng thẳng thương mại lại xuất hiện và trở thành mối đe dọa lớn", Chetan Ahya - kinh tế trưởng tại Morgan S🐭tanley cho biết. Ông nhấn mạnh cuộc chiến thuế nhập khẩu sẽ "ảnh hưởng nghiêm trọng lên niềm tin doanh nghiệp".
Những phân tích này càng trở nên rõ ràng꧑, khi Trung Quốc hôm qua công bố hàng loạt số liệu cho thấy tꦐăng trưởng chậm lại trong tháng 4. Cả sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ và đầu tư đều tăng chậm hơn dự báo. Còn tại Mỹ, doanh số bán lẻ tháng trước cũng đột ngột đi xuống, còn sản lượng tại nhà máy giảm tháng thứ 3 trong 4 tháng gần nhất.
Đức đã thoát tì▨nh trạng tăng trưởng trì trệ, khi GDP tăng 0,4% trong quý I. Tuy nhiên, triển vọng của nền k💫inh tế lớn nhất châu Âu vẫn rất mong manh, trong bối cảnh sản xuất đi xuống. Niềm tin nhà đầu tư tại Đức tháng này bất ngờ giảm, lần đầu tiên kể từ tháng 10/2018.
Việc này thậm chí diễn ra trước cả khi căng thẳng Mỹ - Trung leo thang. Trong báo cáo tháng trước, Quỹ Tiền tệ💎 Quốc tế (IMF) đã cảnhꦫ báo tác động từ chủ nghĩa bảo hộ sẽ khiến tăng trưởng toàn cầu năm nay thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính.
Trong nghiên cứu mới nhất, Bloomberg Economics tính toán khoảng 1% hoạt động kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng từ hoạt động trao đổi hàng hóa - dịch vụ giữa Mỹ và Trung Quốc. Gần 4% sản lượng hàng hóa của Trung Quốc là xuất khẩu sang Mỹ🧸.✅ Vì thế, bất kỳ cú đánh nào lên các hãng sản xuất nước này đều sẽ tác động liên đới tới chuỗi cung ứng trong khu vực, như Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc.
Số hàng hóa Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc hạn chế hơn. Tuy vậy, Trung Quốc 🀅cũng ꧃là điểm đến của 5,1% nông sản và 3,3% hàng sản xuất của Mỹ.
Nhiều nhà kinh tế học vẫn đặt cược rằng Mỹ và Trung Quốcဣ cuối cùng cũng sẽ đạt thỏa thuận thương mại, có thể tại Hội nghị thượng đỉnh G20 cuối tháng 6 này. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập C𒀰ận Bình có thể gặp nhau tại đây. Tuy vậy, các nhà kinh tế học cũng thừa nhận họ bị bất ngờ vì diễn biến leo thang mới đây, và khả năng đàm phán đổ vỡ ngày càng tăng.
Chiến tranh thương mại sẽ càng gây sức ép lên tăng trưởng toàn cầu vốn đang yếu đi và quay cuồng vì nhiều vấn đề, như boꦬng bóng công nghệ đang hạ nhiệt 🅘hay nhu cầu xe hơi chậm lại, đặc biệt tại Trung Quốc. Với các công ty, việc này đồng nghĩa triển vọng kinh doanh đi xuống.
Đại gia chip Intel🍷 (Mỹ) cho biết đang "thận trọng hơn về tình hình năm nay". Hãng đồ uống Italy - Davide Campari-Milano tháng này lưu ý "môi trường kinh tế vĩ mô và địa chính trị bất ổn".
"Kinh tế thế giới đã chậm lại đáng kể một thời gian rồi", James Bevan - Giám♚ đốc Đầu tư tại CCLA Investment 🦩Management nhận xét, "Mọi người phải tỉnh lại và xem xét các số liệu thương mại".
Đối với các ngân hàng trung ương, triển vọng u ám có thể khiến họ càng chịu sức ép nớiꩵ lỏng. Đầu năm nay, Fed ám chỉ sẽ giữ nguyên lãi suất thêm một ꦇthời gian nữa.
Trong trường hợp xấu nhất, nếu căng thẳng kéo dài thêm 3 tháng nữa và hai nước tiếp tục áp thuế lên nhau, các nhà kinh tế học tại Morgan Stanley cho rằng Trung Quốc sẽ nới lỏng chính sác💃h tài khóa với quy mô tương đương 0,5% GDP, đồng thời nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Còn Fed sẽ giảm lãi suất tham chiếu thêm 0,5%. "Cuộc chiến thuế nhập khẩu leo thang sẽ kéo lùi kinh tế toàn cầu và đe dọa khả năng tăng trưởng", Joseph Lupton - nhà kinh tế học t⛦ại JPMorgan Chase & Co cảnh báo.
Hà Thu (theo Bloomberg)