Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, khoảng 400.000 dân thường, tương đương một phần tư dân số Mosul trước khi cuộc chiến xảy ra, vẫn mắc kẹt trong thành cổ. Khoảng nửa triệu người vẫn ở sống tại các khu vực lân cận dưới sự kiểm soát của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở phía tây Mosul, theo Reuters.
"Nếu khu vực này bị vây hãm, hàng trăm nghìn người sẽ đối mặt ❀với nguy cơ không có thức ăn và nước uống", bà Lise Grande, điều phối viên chương trình nhân đạo của Liên Hợp Quốc hôm 18/4 cảnh báo.
"Chú🥂ng ta có thể phải đối mặt với thảm họa nhân đạo có lẽ là tồi tệ nhất từ trước tới nay trong cuộc xung đột này", bà nói.
Mosul là thành phố lớn nhất miền bắc Iraq, nằm dưới sự kiểm soát của IS từ giữa năm 2014. Từ tháng 10/2016, được Mỹ hậu thuẫn, các lực lượng của chính phủ Iraq đã tái chiếm p💞hần lớn thành phố, bao gồm nửa khu vực nằm ở phía đông sông Tigris.
IS đang chiếm giữ khu vực phía t☂ây bắc, bao gồm khu thành cổ, sử dụng bẫy mìn treo, tấn công bằng xe môtô đánh bom tự sát, súng bắn tỉa và súng cối, bình chứa khí gas độc.
"Tình hình đang xấu đi. Chúng tôi lo ngại cho mạng sống của 400.000 người dân trong thành cổ", Grandeꦗ 🐬bày tỏ. "Các hộ dân nói rằng họ bị bắn khi cố chạy trốn. Thật kinh khủng".
Người dân trốn thoát thành công cho biết trong thành phố không còn gì để ăn ngoài bột mỳ nấu nước và lúa mỳ𝓀 luộc. Chút thức ăn còn lại quá đắt đỏ, đa số người d🔴ân không mua nổi, hoặc phải để cho các thành viên của IS và phe ủng hộ.
Người dân chạy trốn khỏi Mosul
Liên quân chính phủ Iraq đang cố chiếm lại nhà thờ al-N🙈uri trong thành cổ, nơi gần ba năm trước, Abu Bakr al-Baghdadi, người đứng đầu IS tuyên bố thành lập "vương triều cai trị" gồm nhiều khu vực ở Iraq và Syriℱa.
Các tổ c🌳hức viện trợ cho biết cuộc chiến này đã khiến hàng nghìn dân thường và binh sĩ hai bên thiệt mạng. Hơn 327.🦋000 phải chạy trốn trong 6 tháng qua.
Hồng Hạnh