Cây cỏ sữa mọc dại ngoài tự nhiên, phân bố nhiều♚ ở vùng đồng bằng phía Nam, thường được người dân dùng chữa vết thương, đau mắt, ho, hen. Ngoài khả nă♛ng kháng khuẩn được biết đến từ lâu, đến nay chưa có đặc tính mới hoặc dược phẩm nào được phát triển từ loại cây phổ biến này.
Nhận thấy có nhiều tiềm năng, từ năm 2018, ThS Trần Kim Ngân (33 tuổi, khoa Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc tế, ĐHQG T꧃P HCM) và cộng sự tìm hiểu những đặc tính mới của cây cỏ sữa. Sau hai năm, nhóm phát hiện hợp chất chống oxy hóa và ức chế ung thư của loài này, tiềm năng bào chế dược chất kháng khuẩn tự nhiên và thực phẩm chức năng hỗ trợ đi𒁃ều trị ung thư gan, phổi.
Để tìm ra những hợp chấꦉt tiềm năng trong cỏ sữa, nhóm thực hiện chiết tách bằng dung môi hữu cơ và kỹ thuật chiết lỏng- lỏng. ThS Ngân cho biết, hai phương pháp nà♍y được sử dụng phổ biến để chiết xuất hợp chất, với ưu điểm cho hàm lượng hợp chất thu hồi cao và đặc biệt dễ dàng nhân rộng mô hình ở quy mô pilot trong sản xuất dược phẩm.
Cỏ sữa sau khi hái, được xử lý (rửa sạch, phơi khôi, xay nhuyễn), sau đó lấy 𒊎bột tiếp tục ngâm với methanol trong 24 giờ và lọc lấy dung dịch. Từ đây, các dung môi hữu cơ được nhóm sử dụng để phân tách các hợp chất tự nhiên trong cỏ sữa, gồm methanol, ether dầu hỏa, chloroform, ethyl acetate và butanol. Những dung môi này có độ phân cực cao, tạo điều kiện dễ dàng thu hồi hợp chất có hàm lượng thấp.
Theo ThS Ngân, để hàm lượng và hiệu suất tách chiết hiệu quả, việc lựa chọn tỷ lệ dung môi là yếu tố quan trọng nhất, bởi nếu tỷ⛄ lệ dung môi càng cao, nồng độ hợp chất thu hồi càng thấp, gây tốn kém và khó khăn cho việc tinh chế về sau. Sau nhiều công thức phối trộn thử nghiệm, nhóm nghiên cứu chọn được tỷ lệ tối ưu, đảm bảo cấu trúc hợp chất ổn định, không bị phá hủy bởi nhiệt độ và độ pH khi tách.
Sau khi tổng hợp các cao chiết, ThS Ngân và cộng sự tìm thấy hai hợp chất quý gồm phenolic và flavoinoid, chứa hàm lượng cao lên tới 100 μg/mL. Qua phân tích, phenolic có khả năng khử một loại gốc tự do DPPH, gây nên quá trình oxy hóa, ức chế♎ phản ứng làm tổn thương tế bào.
Đặc biệt, ở nồng độ khảo sát 100 μg/mL, hợp chất flavonoid trong cỏ sữa có thể ức chế hoàn toàn sự phát triển của hai dòng tế bào ung thư phổi NCI-H460 và ung thư gan Hep G2. Ngoài ra, kháng một số loại vi khuẩn gram âm và gram dương như Bacilluss subtilis (vi khuẩn đường ruột), S. aureus (vi khuẩn gây nhiễm trùng da), P. aeruginos (vi khuẩn gây viêm phổi).
ThS Ngân cho biết, trong cây cỏ sữa vẫn còn nhiều hợp chất tiềm năng ứng dụng y sinh. Vì v🎉ậy, từ kết quả này, nhóm tiếp tục cô lập các đoạn chiết mới có hoạt tính sinh học cao. Đặc biệt ở hợp chất chống ung thư, nhóm sẽ làm các thử nghiệm đối chứng, so sánh với những hợp chất cùng chức năng trong loàಞi dược liệu khác.
"Bước nghiên cứu cuối cùng của nhóm nghiên cứu là bào chế thuốc kháng khuẩn tự nhiên, thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư từ loài cây này", ThS Ngân nói và cho biết, trong năm nay, nhóm sẽ phối hợp với Khoa Y, ĐHQG TP HCM để xây dựng quy trình điều chế hợp chất hoạt tính sinh học cao, sau đó thử ngh♏iệm độc tính (đối với tế bào) và thử nghiệm tiềm lâm sàng trên chuột, tiến tới phát triển thành thuốc.