Blogger du lịch Alyssa Ramos, 27 tuổi, sống tại Los Angeles, Mỹ chuẩn bị cho kỳ nghỉ dài tới Fort Lauderdale, bờ biển phía đông nam bang Florida với một kế hoạch hoàn hảo. Ngoài việc ngồi trên xe lăn, cô còn mang theo chiếc túi đựng chú chó nhỏ giống Pomeranian tên Oscar de la Ramos. Không giống những chú chó thông thường khác khi lên máy bay phải ở trong lồng hàng không, Oscar là "động vật hỗ trợ tâm lý", khái niệm cho phép hành khá🥃ch được bế thú cưng ngồi cùng trên ghế. Oscar là một trong những ví dụ điển hình của trào lưu "động vật hỗ trợ tâm lý" theo chủ nhân lên máy bay ngày càng lan rộng ở Mỹ.
Theo đạo luật Air ౠCarrier Access Act (ACAA) được thông qua năm 1986, những động vật cần thiết cho tâm lý của du khách khuyết tật sẽ được ngồi cùng chủ trên máy bay để giúp tinh thần họ luôn thoải mái.
Chuộc lợi từ Đạo luật nhân đạo
Để đủ tiêu chuẩn nhận đặc cách "động🍨 vật hỗ trợ tâm lý", người chủ cần có giấy chứng nhận của bác sĩ tâm lý như nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần hoặc nhân viên xã hội khẳng định mình gặp vấn đề này. Nắm bắt nhu cầu này, hàng loạt dịch vụ đen bán giấy chứng nhận giả ra đời. Các loại giấy chứng nhận có giá từ 59 USD đến 200 USD. Mọi hãng hàng không thường rất chiều lòng các vị khách khuyết tật bởi nếu không họ sẽ phải nhận mức phạt 150.000 USD mỗi trường hợp.
"Càng ngày càng nhiều người học được mánh khóe này, trục lợi từ đạo luật", Steven Laroid, 27 tuổi, sống tại Midtown, New York, người sáng lập một trang web động vật bầu bạn nói. Steven có bảy nhà tâm lý học uy tín sẽ cung cấp giấy chứng nhận theo yêu cầu cho khách hàng. Mỗi chứng nhận có giá 179 USD. Steven tiết lộ anh nhận được đơn đặt hàng từ khoảng 200 khách mỗi tháng, tăng 25% từ khi mở dịch vụ năm 2013. Khoảng 45% yêu cầu của khách hàng sẽ được các bác sĩ đáp 🍸ứng.
Những tình huống "dở khóc dở cười"
"Một chàng trai có con ngựa nhỏ nhưng không thể𒁏 ngồi thoải mái ở ghế hành khách, vậy là anh ấy được lên khoang hạng nhất", Eric Lipp - giám đốc điều hành của Open Doors Organization - tổ chức ủng hộ người khuyết tật đi du lịch cho biết. "Hãng hàng không còn cho con ngựa đó đi những chiếc giày nhỏ để không làm trầy đồ da trên máy bay nhưng chẳng ngăn được việc nó đi bậy lin🙈h tinh khiến các hành khách khác trong khoang hạng nhất rất khó chịu".
"Lần đầu tiên tôi cũng đăng ký vào mẫu đơn hỗ trợ online để tránh phí mang theo động vật", blogger Ramos thừa nhận. "Nhưng sau đó tôi g꧋ặp một tai nạn xe máy và cảm thấy rất căng thẳng, bởi thế bác sĩ viết cho tôi giấy chứng nhận về tình trạng như vậy♉".
"Một hành khách nam còn khăng khăng con khỉ hỗ trợ tâm lý của anh ta cũng cần một con chim để hỗ trợ tâm lý cho con khỉ đó", Eric kể hài hước. "Chúng tôi thấy nhiều người muốn mang theo thỏ. Một người phụ nữ còn yêu cầu phải 5 con thỏ mới đủ. Nhưng hãng hàng không chỉ chấp nhận một con và số còn lại phải ở trong lồng dưới cabin, có tính phí vận chuyển". Trước đó năm 2008, nhện và bℱò sát cấm không được nằm trong danh sách động vật hỗ trợ. Theo lời Eric, từng có một nữ khách hàng rất hoảng loạn khi máy bay cất và hạ cánh, bắt buộc phải có con nhện lông tarantula bên cạnh mới trấn tĩnh được. Con nhện đáng sợ quả thật giúp cô ấy bớt lo lắng nhưng lại khiến những hành khách khác sợ hãi suốt chuyến bay.
Phiền toái và đáng lên án
Nhiều hành khách cảm thấy phiền to𒐪ái và phẫn nỗ khi phải ngồi cùng những người 🔥giả khuyết tật để mang động vật lên máy bay. Họ cho rằng hệ thống quy định của đạo luật ưu tiên người khuyết tật đang bị lôi ra làm trò đùa và những giấy chứng nhận sức khỏe của bác sĩ có thể tìm thấy giả mạo đầy trên internet.
"Những người làm giả việc cần thú cưng hỗ trợ tâm 🎉lý. Tôi phải gọi đó là hội chứng Paris Hilton, những kẻ luôn muốn kè kè bên mình chú cún nhỏ đi khắp nơi", Eric nói.
Jason Clampet, đồng sáng lập trang web du lịch Skift phê phán việc giả vờ khuyết tật chỉ để mang thú cưng ngồi cùng là hành động ích kỷ, những kẻ chỉ nghĩ đến bản thân và tiết kiệm trả phí chở động vật. Theo Anthony Berklich꧋, người sáng lập Inspired Citizen quy định động vật hỗ trợ tâm lý là một dịch vụ nhân đạo đáng khen mà ngành hàng không chấp nhận, những hành khách dối trá tận dụng quy định nhân đạo đó nhằm trục lợi đáng bị lên án.
Xem thêm Những vụ việc tai tiếng nhất của d🍰u khách năm 2015
Như Bình (theo New York Post)