Trận♔ lũ kéo dài từ Thừa Thi𓃲ên - Huế đến Khánh Hòa, khiến 25 người chết, nhiều ghe thuyền bị lũ cuốn trôi, đường qua đèo Hải Vân sạt lở nghiêm trọng, tuyến đường sắt Bắc - Nam tê liệt hoàn toàn, làm cho 18 đoàn tàu trên toàn tuyến, với trên 6.000 khách, phải nằm lại giữa đường.
Mỗi khi nhớ về đợt lũ ấy, tô📖i lại thấy hình ảnh cả cây cầu bêtông bắc qua con suối trên đường lên núi Bà Nà (lúc đó còn hoang sơ) bị lũ xé khỏi mố cầu, nằm🉐 dọc theo suối.
Năm nay, vùng Đà Lạt - Bảo Lộc cũng rơi vào cảnh mưa lũ, sạt lở, úng ngập dài ngày, từ nửa cuối tháng 6. Chiều 30/7, khối đất đá sạt lở từ cánh rừng phòng hộ đã chuyển thành vườn sầu riêng đổ ập và vùi lấp một phần Trạm Cảnh sá💖t giao thông trên đèo Bảo Lộc. Ba cảnh sát giao thông và 🐠một người dân thiệt mạng.
Nhiều ý kiến đổ hết cho thiên nhiên gây ra tai biến, chẳng khác gì người xưa nói "trời sinh ra thế". Cũng có quan đi⛦ểm cho rằng cần xem lại quá trình cấp phép chuyển rừng phòng hộ thành vườn sầu riêng, nghi ngờ đây là nguyên nhân chính làm kết cấu đất đá không bền chắc, dễ sạt lở khi gặp m🔯ưa lớn.
Vào tháng 10/2020, Ngân hàng Thế giới hoàn thành nghiên cứu về rủi ro thiên tai và giải pháp cho khu vực ven biển Việt Nam. Báo cáo mang tên "Tăng cường khả năng chống chịu khu vực ven biển: phát triển khu vực ven biển Việt Nam - cơ hội 🅺và 🐼rủi ro thiên tai". Công trình này chỉ ra rằng "Việt Nam đã có tiến bộ đáng kể nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu". Báo cáo lấy số liệu vùng biển để nghiên cứu, nhưng giải pháp có thể sử dụng cho cả vùng núi.
Ngân hàng Thế giới đề xuất 5 khuyến nghị cho Việt Nam. Thứ nhất là thiết lập và tăng cường hệ thống dữ liệu như công cụ trợ giúp ra quyết định tích cực. Thứ hai là quy hoạch p𓆉hải dựa trên phân tích rủi ro. Thứ ba là tăng cường khả năng chống chịu của hạ tầng và dịch vụ công. Thứ tư là tận dụng các giải pháp thuận thiên. Thứ năm là nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó và phục hồi. Các khuyến nghị này chắc chắn sẽ giúp ta nâng cấp tư duy để quy hoạch cụ thể về phát triển những vùng dễ bị tổn thương.
Nhìn sang nhiều nước phát triển, Hà Lan mang tên nước là "đất trũng" và họ phải làm hệ thống đê biển để vẫn sống yên vui dưới mực nước biển. Hay gần Việt Nam, Nhật Bản, giáp vành đai núi lửa - động đất Thái Bình Dương, đã tìm cách xây dựng nhà chịu được động đất. Việt Nam cũng sẽ phải có tư duy và chiến lượ🔜c vĩ mô để đối phó và chống ch♎ịu dài lâu với mưa bão, sạt lở, hạn chế tối đa thiệt hại.
Trước hết, thái độ đổ tại thiên nhiên cần thay thế bằng tư duy đương đầu để giải quyết vấn đề. Biến đổi khí hậu đang làm Trái đất thay đổi cũng là do sự phát triển nhằm đạt mục đích giàu có hơn của con ngườiℱ. Vì vậy, quan niệm thế nào là lợi ích phải được tính toán lại một cách cân bằng hơn. Lợi ích nếu chỉ tính bằng giá trị kinh tế mà lờ đi mạng sống và an sinh của người dân thì đó là sự đo đếm chưa đầy đủ.
Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, chỉ riêng ở vùng biển đã có 11,8 triệu cư dân và 35% khu dân cư sinh sốnꦡg ở những nơi gặp rủi ro cao về bão, lũ lớn, trong vùng hay bị sạt lở. Mỗi năm, kinh tế thiệt hại 852 triệu USD (0,5% GDP). Đấy là chưa kể đến các vùng núi bị sạt lở, lũ ống, lũꦿ quét do nạn phát rừng gây ra, thiệt hại còn cao hơn nhiều.
Về quản lý, tư duy quản lý bằng "văn tự" báo cáo định tính sẽ phải🦂 thay thế bằng dữ liệu số không gian mặt đất. Đây là việc chuyển đổi sang quản lý số. Quá trình phát triển được ghi nhận trên mô hình kết nối trực tuyến với thực tế, kể từ quy hoạch đến thi công cho tới hoàn công. Việc này giúp nhà quản lý ngồi trước máy tính cũng nắm được phần chủ yếu của thực tế đang diễn ra và có quyết định điều chỉnh kịp thời.
Về quy hoạch, cần nhìn thấy rõ nhất nh🦋ững điểm yếu, điểm mạnh về địa lý của từng vùng đất mà quyết định vùng nào để làm gì. Ví dụ như rừng tự nhiên thì kiên quyết bảo vệ vì hệ sinh thái rừng tự nhiên tạo ra được kết cấu nền đất rất chắc chắn, không bị mưa lũ làm tan rã. Thành phố phát triển cũng phải có hệ thống thoát nước đủ rộng để thu về hệ thống chung cũng đủ rộng. Đừng hám lợi mà bỏ qua những hạ tầng tối cần thiết.
Về hạ tầng, tính toán đủ sức chống chịu với mưa, bão, lũ để không bị hư hỏng khi ♚sự cố xảy ra. Quá trình khảo sát phải đầy đủ, thiết kế phải đúng quy chuẩn kỹ thuật, thi công phải được giám sát chặt, chất lượng phải được đánh giá nghiêm, và quyết định hoànᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ công phải được đưa ra thỏa đáng.
Về thuận thiên, 🍎mọi quyết định phát triển và thực thi phải "chiều lòng" bệnh tật của trời. Có như vậy sẽ thuận lợi hơn khi con người phải cùng tồn tại với thiên nhiên. Chỗ hay gặp bão lũ thì đừng đặt khu dân cư hay vùng sản xuất vào đó, hãy trồng loại cây phù hợp để giữ lấy đấไt chắc chắn. Đường thoát nước và hồ chứa nước cần được tính toán hợp lý. Khu dân cư phải đưa lên chỗ cao ráo...
Về phòng ngừa, ứng phó và phục hồi, cần chuẩn bị sẵn sàng mọi phương án giảm thiệt hại, ứng phó kịp thời khi sự cố xảy ra và khi sự cố xảy ra thì giải pháp phục hồi ℱđã sẵn sàng. Câu chuyện này giống như trang bị xuồng cứu sinh trên các con tàu biển chở khách, h꧒ay những dặn dò về tình trạng khẩn cấp trên các chuyến máy bay.
Quy hoạch phát triển vùng núi và vùng biển cần đặt ra như một nhiệm vụ cấp thiết, trong đó, một trong những yếu tố quan trọng của quy hoạch là thuận thiên. Mất tiền cho các giải pháp để ứng phó nhằm bảo vệ dân th🌞ường ít hơn rất nhiều so với mất tiền do thiệt hại của tai biến thiên nhiên gây ra, mà những tai biến đó cũng lại do tình hám lợi của con người tạo thành.
Đặng Hùng Võ