Anh Chiêu lại tất bật với công việc đời thường. Ảnh: Tuổi Trẻ |
Cách đây ba n💛ăm, ༺Trần Văn Chiêu là trí thức trẻ tình nguyện chân ướt chân ráo về Hưng Phước. Bà con gọi tên anh khi nhờ việc, khi hỏi han, khi lại cho bó rau, chén gạo... Ở đâu Chiêu cũng được bà con niềm nở “cậu Chiêu tình nguyện đây mà”.
Bỏ công việc ở Chi cục Thuế Ayun Pa (Gia Lai), Chiêu cầm mảnh bằng khoa kinh tế, ĐH Huế vào TP HCM lập nghiệp. Chưa đầy năm, biết dự án kêu🌌 gọi trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi, “máu đi và làm” của anh đảng viên trẻ thôi thúc Chiêu. Đảm trách công việc hỗ trợ công tác khuyến nông, thống kê diện tích rừng bị phá, vận động bà con trồng rừng, Chiêu lân la đến từng nhà bà con ở sáu ấp của Hưng Phước như người thân thuộc.
Chiêu vừa làm cán bộ văn hóa trung tâm vừa làm thư ký Đảng ủy của xã. Khi🔜 tách xã, nhờ sự tín nhiệm của các cấp Đảng ủy, của bà con, với số phiếu gần như tối đa trong đợt bầu cử, Chiê🐟u được bầu vào làm phó chủ tịch kinh tế - tổng hợp của xã.
Hưng Phước có hơn 5.100 nhân khẩu, 85% làm nông, lâm nghiệp nhưng thu nhập chỉ khoảng 4 triệu đồng mỗi người một năm. Khoảng 130 hộ vẫn nằm trong diện đói dù đ෴ất ở đây bạt ngàn. Trọng trách của một phó chủ tịch xã nặng trên vai Chiêu. Dự án mở rộng lộ giới mặt đường từ 4 mét lên 6 mét ở Hưng Phước vജẫn còn hơn 15 km, rồi xây dựng trường tiểu học với vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ đồng...
Trăn trở thoát nghèo cho bà con vẫn còn đó, anh ước gì có nhiều tiền để đứng ra giúp bà con nuôi bò, nuôi dê. Dự định ban đầu của chàng trai trẻ là về đây hai, ba năm để đỡ đần bà con đã ngày càng xa,♔ khi càng sống lâu với người dân địa phương càng “mến tay, mến chân”, đi không đành. “Bà con nghèo cần nhiều giúp đỡ, thật buồn khi một số bạn trẻ coi công việc tình nguyện là phong trào, đi tình nguyện “để chữa cháy” trong thời gian chờ việc, đến khi có việc làm ổn định thì bỏ đi. Phải tâm huyết, phải hết lòng với bà con”, Chiêu tâm sự.
Mỗi tháng, anh lại chạy ღxe về TP HCM tìm tài liệu, học hỏi kinh nghiệm làm ăn. Với Chiêu, “mình làm ăn giỏi bà con mới tin, mới đủ sức để hướng dẫn🍰 bà con nữa”.
Chiêu tìm đến với bà con như một người em, người con chứ không phải một anh cán bộ xã. Có đất thì hiến đất, lắm lúc chịu thiệt vài ba nọc tiêu để dự án mở rộng lộ giới đường của Hưng Phước được hoà📖n thành. Nhiều lúc đội thi công lấn đất bà con mà không nói, múc đất đổ đầy vườn tiêu, bà con phàn nàn, Chiêu lại xuống gặp nhà thầ🐽u để giải quyết...
Ngoài côngꦇ việc, chiều chiều Chiêu vẫn đến nhà dân vận động tiêm phòng cho gia súc, gia cầm dù cán bộ chuyên môn đã đến vận động. Với bà con ít chữ, Chiêu vẫn là chỗ dựa, “có Chiêu thì an tâm hơn”.
Ở xã biên giới cách TP HCM hơn 180km, cách thị xã Đồng Xoài chưa đ♏ến 100 km này, sách báo là thứ xa xỉ phẩm... Mấy năm qua anh đi vận động bạn bè, người quen nhưng mong ước một thư viện nhỏ vẫn xa, xa như chuyện thông tin vượt 180 km đường về với Hưng Phước mỗi ngày...
Gần hai năm ở cương🍸 vị mới, Chiêu vẫn trăn trở, mình chưa làm được gì nhiều cho bà 🎐con. Với anh phó chủ tịch xã 29 tuổi này, mọi thứ vẫn còn đang bắt đầu.
(Theo Tuổi Trẻ)