Các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Vĩnh Long được bổ sung v▨ốn nhiều nhất, mỗi địa phương 500 tỷ đồng; các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng và Bạc Liêu 300 tỷ đồng; Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Long An 250 tỷ đồng; Tiền Giang,🌠 Trà Vinh, Hậu Giang mỗi tỉnh 200 tỷ đồng. Số tiền này được trích từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023.
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo các cơ ﷺquan nhanh chóng hoàn thiện thủ tục đầu tư🍒 dự án, giao kế hoạch vốn theo quy định của Luật đầu tư công và các quy định của pháp luật chuyên ngành liên quan.
Bên cạnh đó, các༺ tỉnh, thành bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để bố trí đủ số vốn còn thiếu của dự án so với tổng mức đầu tư được duyệt. Dự án chống sạt lở bờ sông, bờ biển cần hoàn thành chậm nhất là 31/12/2024, đảꦿm bảo chất lượng, phát huy hiệu quả đầu tư.
Người đứng đầu Chính phủ lưu ý các địa phương không đượ🐠c sử dụng vốn dự phòng ngân sách trung ương được bổ sung trái mục đích (trong đó có việc chỉnh trang đô thị); không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực. Định kỳ hàng quý, các tỉnh phải báo cáo kết quả phân bổ, giao và tổ chức thực hiện, giải ngân số vốn được bổ sung gửi các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đ🃏ược giao chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra định kỳ. Nếu phát hiện sai phạm sẽ báo cáo Thủ tướng thu hồi nguồn vốn bổ sung nói trên về ngân sách và kiểm điểm trách nhiệm của người đứn✨g đầu địa phương.
Các tỉnh miền Tây đối mặt với tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển nhiều năm qua. Liên tiếp trong các ngày 21, 23 và 24/5, sạt lở đã ăn sâu vào bờ sông từ 2 đến 10 m, với những đoạt sạt lở dài 20-70 m ven sông Xép Ka Tam Pong và bờ Tả sông Hậu (An Giang). Tại Đồng Tháp, hai vụ sạt lở xảy ra giữa tháng 5 làm 6 nhà dân rơi xuố💟ng sông.