Chính phủ tịch biên các ngân hàng, gây hoảng sợ cho cổ đông. Nhà đầu tư nước ngoài thì không có cách nào để rút vốn. Thị trường chứng khoán đóng cửa, tiền mất giá tới mức những người vay cầm cố bằng ngoại tệ phải trả gấp đôi nợ gốc. ༒Giá hàng nhập khẩu leo thang tới mức cắt cổ. Những nét vẽ này tạo nên sự hoảng loạn cho nền kinh tế Iceland, quốc gia đầu tiên có dấu hiệu sụp đổ vì khủng hoảng tín dụng. Chính phủ n🍬ước này thậm chí đã phải cầu viện điện Kremlin để tránh nguy cơ phá sản.
Khủng hoảng thị trường tài chính đã kết thúc giai đoạn thành công kéo dành hàng thập kỷ của các ngân hàng tại quốc gia nhỏ bé này. Nhóm ngâ⛄n hàng lớn tại Iceland từng có tài sản gấp 9 lần tổng sản lượng quốc dân. Tuy nhiên, hệ thống tài chính tưởng như vững mạnh ấy đã sụp đổ nhanh chóng trong khoảng 2 tuần gần đây.
Ngày 29/9, Chính phủ phải tiếp quản Glitnirಞ, do ngân hàng này vỡ nợ và mất thanh khoản. Tiếp đến, ngày 6/10, thị trường chứng khoán ngừng giao dịch của nhóm sáu cổ phiếu tài chính hàng đầu khi nhà cầm quyền tiếp tục phải can thiệp để giúp các hãng trả nợ.
Ngày 7/10, ngân hàng Landsbanki bị Chính phủ tiếp quản. Tuy nhiên, nỗ lực này chỉ dừng ở mức bảo đảm cho tài khoản của người Iceland, còꦑn người nước ngoài thì không. Tuyên bố này khiến 300 nghìn khách hàng Anh không thể chạm vào 6,91 tỷ đôla của họ gửi tại Landsbanki. Không chỉ khách hàng cá nhân mà một loạt chính phủ và tập đoàn nước ngoài từng mờ mắt bởi lãi suất cao, cũng "run như cầy sấy" trước khả năng mất trắng tiền gửi. Trong số đó, chỉ riêng tổ chức điều hành hệ thống tàu điện ngầm tại London đã có tới 6,9 tỷ đ🔴ôla.
Vào 9/10, ngân hàng lớn nhất, Kaupthing, bị tịch biên. Thủ tướng đã phải kêu gọi người dân ngừng rút tiền để tránh làm mọi chuyện trở nên tồi 💧tệ hơn.
Thứ sáu, ngày 10/10, hơn 200 người Iceland giận dữ đã biểu tình bên ngoài văn phòng Ngân hàng Trung ương. Người biểu tình 🍷yêu cầu David Oddsson, Thống đốc Ngân hàng, người được coi là kiến trúc sư cho Iceland tại thị trường tài c𝔉hính quốc tế, phải từ chức.
Thủ tướng Iceland, Geir Haarde, không hài lòng trước sự bàng quan của các nước châu Âu và Quỹ tiền tệ Quốc tế trước khủng hoảng tài chính tại Iceland. Ảnh: telegraph.co.uk |
Đồng nội tệ, Krona, sụt giá thê thảm, khiến Thủ tướng Iceland ông Geir Haar𒈔de phải vay Nga 5,4 tỷ đôla để trả nợ nước ngoài và cứu các ngân hàng. Ông cho rằng, nước ông đã không nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ cộng đồng châu Âu và Quỹ tiền tệ Quốc tế.
Jon Danielsson, Giáo sư tại Đại học Kinh tế London, nhận định khônꦿg quốc gia phương tây nào "trong thời bình lại sụp đổ tồi tệ và nhanh chóng đến ಞnhư vậy". Theo ông, tình trạng tương tự hoàn toàn có thể đến với các quốc gia khác. Mới đây, hãng chuyên dự báo kinh tế, Global Insight, đã điền tên Hungary và Ukraine như hai nước có hệ thống ngân hàng mong manh nhất hiện nay, với tỷ lệ vay nước ngoài cao.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, tình trạng ngân hàng tại Iceland không quá tệ, thặng dư vốn lớn và ít nợ xấu, so với các ngân hàng tại Mỹ và Anh. Thế nên, quốc gia này sẽ thoát khủng hoảng nếu 𓆉Chính phủ có đủ tiềm lực tài chính như Mỹ𓆉 và Anh. Ba ngân hàng hàng đầu đang có khoản nợ ngoại tệ lên tới 62 tỷ đôla.
Chỉ vay 5,4 tỷ đôla để giữ cân bằng cho các tài khoản ngoại tệ cho thấy vấn 🍬đề với Iceland là không quá trầm trọng. Tuy nhiên, quyết định chọn nguồn hỗ trợ từ Nga chứ không phải IMF khiến nhiều người lo lắng. Ông Alexander Kliment, Nhà𓃲 phân tích người Nga tại Eurasia Group có trụ sở tại New York, cho biết Nga nổi tiếng với việc dùng tiền để đổi lấy ảnh hưởng. Việc Nga giải cứu cho một quốc gia NATO cho thấy, tầm ảnh hưởng của Nga đang lớn tới mức nào.
Bơm tiền vào Iceland mang lại cơ hội cho Nga đặt chân lên các vùng đất giàu năng lượng tại Bắc cực. Iceland đang có kế 𒐪hoạch bán đấu giá quyền thăm dò và khai thác dầu và khí gas vào năm tới. Với việc tạo dựng mối quan hệ mới với Iceland, các nhà phân tích cho rằng, Nga sẽ có lợi thế lớn trong việc kiểm soát các khu mỏ trên.
Xuân Hòa (Theo US Today)