Ngày 10/10, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thừa ủy quyền Thủ tướng ký báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về hoạt động giáo dục và thực hiện ngân sác𝄹h giáo dục năm 2022.
Chính phủ kiến nghị Quốc hội đảm b🌺ảo tỷ lệ nói trên khi quyết định dự toán ngân sách hàng năm. Trong dự toán chi đầu tư phát triển, cần tách riêng ngành giáo dục để có căn cứ xác định mức chi tối thiểu từ tổng ngân sách nhà n💝ước cho lĩnh vực này.
Theo Chính phủ, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, được coi là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Vì vậy, lĩnh vực này cần phải được ưu tiên đầu tư nguồn lực lớn từ ngân sách nhà nước, đảm bảo nhu cầu tối thiểu để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; xây dựng và đổi mới chương trജình giáo dục; hỗ trợ học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu; hỗ trợ học bổng và phương tiện, đồ dùng học tập cho người khuyết tật.
Theo báo cáo, dự toán chi thường xuyên lĩnh vực giáo dục đào tạo꧃ năm 2022 là 275.700 tỷ đồng, chiếm 15% tổng chi ngân sách nhà nước. Tổng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 cho lĩnh vực giáo dục là 330.700 tỷ đồng (gồm chi tℱhường xuyên và chi đầu tư), tăng 15% so với năm 2021.
Năm 2021 tổng chi thường xuyên cả nước giảm 1,9% nhưng lĩnh vực giáo dục đào tạo giảm 3,4%. Trong khi đó, ngành này có đặc thù là phần lớn kinh phí để chi tiền lương - chi cho con người. Vì vậy nếu giảm chi thường xuyên theo Nghị quyết 19 Trung ương thì không đảm bảo kinh phí chi lương và chi cho chuyên môn, cũng như thực hiện൩ c🐓hế độ chính sách cho học sinh, sinh viên.
Ngành giáo dục cũng không đủ nguồn lực để giải quyết các 🦹vấn đề như biên chế giáo viên thiếu, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo 🤪viên, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và thực hiện đổi mới giáo dục.
Có những địa phương, cơ sở giáo dục khó khăn chưa cân đối được thu - chi để duy tu, bảo dưỡng, mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học, cần ngân sách trung ương ưu tiên bố trí kinh phí💙. Một số địa phương phải dùng kinh phí chi cho giảng dạy học tập để trả lương nhân viên hợp đồng.
Báo cáo dự toán ngân sách cho giáo dục năm 2022 của 63🍰 tỉnh, thành cho thấy chỉ 50% địa phương đạt tỷ lệ chi cho giảng dạy và học tập tối thiểu. Các địa phương khó khăn không đảm bảo tỷ lệ chi chuyên môn tối thiểu, trong đó có những nơi dưới 15% tổng chi ngân sách cho giáo dục, ảnh hưởng đến chất lượng chung của ngành...