Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện chỉ thị của Ba🥂n Bí thư về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới được ban hànꦯh ngày 21/9.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu các địa phương ưu tiên đầu tư vận tải hành khách công cộng, nhất là loại hình lưu lượng lớn. Người dân được khuyến khích chuyển sang sử dụng phương tiện gi𝐆ao thông xanh gắn với lộ trình hạn chế dần p🍰hương tiện cá nhân tại đô thị lớn.
Chính💧 phủ giao các đô thị lớn, trong đó có Hà Nội và TP HCM phân luồng giao thông, quản lý xe cá nhân để tạo không gian đi bộ trên vỉa hè🍨 cho người dân, giúp họ dễ tiếp cận phương tiện vận tải công cộng.
Các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP HCM cần đảm bảo tiến độ. Tuyến giao thông kết nối với đường sắt đô thị, buýt nhanh (BRT) cần đượcꦦ xây dựng. Mạng lưới xe buýt hoàn thiện, trong đó có xe nhỏ phù hợp với 🌊điểm trung chuyển, đầu mối giao thông, kết nối đường sắt đô thị.
Tháng 4/2022, Chính phủ giao 5 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP HCM nghiên cứu xây dựng đề án phân vùng 𒅌hạn chế xe máy phù hợp hạ tầng và năng lực vận tải hành khách công cộng.
5 thành phố tiến tới hạn chế hoặc dừng hoạt động xe máy trên một số quận sau năm 2030;▨ nghiê🐈n cứu xây dựng đề án thu phí xe cơ giới vào một số khu vực có nguy cơ ùn tắc và ô nhiễm môi trường. Chủ trương này nhằm hạn chế số lượng xe cơ giới vào địa bàn.
Trước đó, tháng 12/2021, Hà 🤡Nội dự kiến cấm xe máy tại cácꦕ quận sau năm 2025, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch. Thành phố sẽ dừng hoạt động xe máy ở các quận bên trong vành đai 3 và đường Trường Sa, Hoàng Sa, quốc lộ 5.
Sau năm 2030, thành phố dừng hoạt 𒈔động xe máy ▨ở các quận bên trong vành đai 4 đối với khu vực nam sông Hồng, bên trong vành đai 3 đối với khu vực bắc sông Hồng.
Hà Nội hiện có khoảng 6,4 triệu phương tiện, tr𝔍ong đó xe máy là 5,6 triệu; ôtô 600.000, thêm khoảng 2 triệu phương tiện vãng la🥀i.
Tháng 10/2020, UBND TP HCM phê duyệt Đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát xe cá nhân trên đ♊ịa bàn với mục tiêu giảm ùn tắc, tai nạn và ô nhiễm.
Xe máy sẽ được hạn chế đầu tiên ở khu trung tâm (quận 1, 3, 5, 10), Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức), Phú Mỹ Hưng (quận 7), sau đó mở rộng quaꦦ khu vực lân cận khi đủ điều kiện.
Đến năm 2025, khu vực hạn 🌳chế xe máy dự kiến tại một số tuyến đường trong giờ cao điểm như: Trường Sơn (quận Tân Bình); Nguyễn Thị Minh Khai, đoạn từ Cách Mạng Tháng Tám đến Đinh Tiên Hoàng; Võ Thị Sáu đoạn từ đường Đinh Tiên Hoàng đến Tôn Đức Thắng (quận 1)...
Giai đoạn 2026-2030, thành phố tiếp tục mở rộng phạm vi hạn chế xe cá nhân ở quận 1, đồng thời chuẩn bị các phương án để đến năm 2030 ngưng hoạt động xe máy tại các khu vực thườ🌼ng xuyên ùn tắc.
Cuối năm 2021, TP HCM quản lý hơn 8,4 triệu phương tiện, trong đó 819.000 ôtô và hơn 7,6 triệu xe máy, bình quân mỗi ng🀅ày có 79 ôtô và 309 xe máy đăng ký mới.