Thông tin ☂được 🍸đưa ra trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, công bố hôm 10/11.
Trước đó, phát biểu trước♛ Quốc hội chiều 27/10, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Ki𓆏m Sơn đề nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh phụ cấp ưu đãi cho giáo viên bậc mầm non từ 35% hiện nay lên tối thiểu 70% như phụ cấp ưu đãi của y tế cấp cơ sở.
Cũng tại Quốc hội hôm 4/11, ông Sơn nói "tăng lương giáo viên là việc cấp bách" và sẽ 🎶nghiên cứu đề xuất tăng lương, phụ cấp ưu đãi c﷽ho nghề giáo, nhất là với giáo viên mầm non và tiểu học, để chặn và giảm tình trạng thôi việc. Từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước có khoảng 16.000 giáo viên bỏ việc.
Trả lời VnExpress, người đứng đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết mức thu nhập của giáo viên mầm non và tiểu h♕ọc ra trường sau 5 năm công tác, bình quân đạt 4,5 đến 4,7 triệu đồng, đã tính cả lương và phụ cấp ưu đãi 35%. Khi dạy được 5 năm, giáo viê🍸n sẽ có thêm phụ cấp thâm niên 5%. Người mới tuyển vào hệ thống, thu nhập chỉ khoảng 3 triệu đồng, trong 2-3 năm đầu.
Giáo viên mầm non ở các vùng đặc biệt khó khăn thì được trợ cấp ưu đãi 70%, cộng thêm phụ cấp thu hút của địa phương hoặc làm việc tại các trường chuyên biệt, sau 5 năm công tác tiền lương có thể đạt 6 triệu đồng một tháng, nhưng số lượng không nhiều. Những giáo viên này phải làm việc trong môi trường đặc biệ🐬t khó khăn, mức lương đó chưa tương xứng công sức.
Cũng theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn được giao đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai tuyển dụng số giáo viên được Bộ Chính trị giao bổ sung cho các địa phương năm học 2022-2023 (hơn 27.800 người); khắc phục tình trạng thiếu giáo viên cục bộ và nâng♈ cao chất lượng đội🀅 ngũ nhà giáo.
Ngoài ra, Bộ này chủ trì xây dựng báo cáo về việc thực hi♛ện Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, giáo dục phổ thông; phối hợp cùng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành văn bản quy định khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp trước 30/11.