Bộ Y tế hoàn thiện Chương trình phòng chống dịch Covid-19 (2022-2023), trình C🐼hính phủ xem xét, ban hành trong tháng 2; đồng thời tiếp tục cập nhật quy trình theo dõi, chăm sóc, điều trị tại nhà với người nhiễm Covid-19, ca bệnh nhẹ, người tiếp xúc gần.
Vaccine trong nước sẽ được thúc đẩy sản xuất "theo tinh thần nhanh nhất về thủ tục hành chính và đảm bảo yêu cầu khoa học, chuyên môn". Bộ Y tế chủ động công bố,ꦉ cho phép nhập khẩu, sản xuất thuốc điều trị Covid-19 trong nước.
Các địa phương tiếp tục chiến dịch thần tốc tiêm chủng vaccine mùa xuân năm 2022; hoàn thành tiêm🔜 mũi ba cho toàn bộ người dân t𒊎ừ 18 tuổi; đẩy nhanh hơn nữa tiêm vaccien cho trẻ.
Trước đó ngày 6/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thăm dò, 🍌khảo sát việc tiêm vaccine cho trẻ từ 5 tuổi, tham khảo kinh nghiệm quốc tế.
Việc tiêm vaccine cho trẻ từ 5 tuổi đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Theo khảo sát trên VnExpress trong gần một tháng qua, đã có hơn 140.000 lượt bạn đꩲọc nêu ý kiến về việc tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 5-12 tuổi. Tỷ lệ không đồng ý tiêm chiếm cao nhất với 68%; số người đồng tình 30%; ý kiến khác 2%.
Đến nay, hơn 20 nước tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi, trong đó có Mỹ, Canada, Tây Ban Nha, Italy, Cuba, Chile, Israel, Oman, Saudi Arabia, Bahrain, UAE... Brazil là quốc gia mới n🧸hất hôm 5/1 phê duyệt𓃲 tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 5-11 trên cơ sở tự nguyện.
Báo cáo mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho biết nhóm 5-11 tuổi hiếm khi gặp phản ứng phụ nghiêm trọng sau tiêm vaccine. Theo đó, các em bị đau tại vùng tiêm, mệt mỏi hoặc nhức đầu🌜, đặc biệt sau liều thứ hai. Khoảng 13% bị sốt. Các ca viêm cơ tim - tác dụng phụ sau tiêm vaccine🍃 Pfizer ở một số thanh thiếu niên và người lớn - vẫn rất hiếm ở trẻ nhỏ.