Tháng 5/2021, khi đi nhổ răng, anh Vũ Việt Thành, 32 tuổi, bất ngờ được nha sĩ khuyên khám huyết học bởi những dấu hiệu lạ. Anh đến Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, vài tiếng sau nhận chẩn đoán mắc bệnh Lơ-xê-mi cấp dòng tủy (ung thư 🌠máu).
"Tôi hoang mang bởi từ trước đến nay không có dấu hiệu bệnh nào, khỏe mạnh, đi làm, luyện tập thể thao hàng ngày", anh Thành chia sẻ khi tham gia chương trình Câu chuyện mùa Xuân tại Viện Huyết học, hôm 14/2.
Không cho phép b📖ản thân tuyệt vọng, người đàn ông bắt đầu tìm hiểu căn bệnh, nhờ các chuyên gia tư vấn và quyết định điều trị theo phác đồ ghép tế bào gốc tại Viện Huyết học. Sau 8 đợt hóa trị, anh được ghép tế bào gốc.
"52 ngày ở phòng cách ly ghép tế bào gốc là một trảiไ nghiệm nhiều đau đớn mà ngay cả những người giàu trí tưởng tượng cũng khó hình dung được. Có những giờ phút, chỉ cần buông xuôi, phó mặc là sự sống đã rẽ qua ngả khác", anh Thành nói, thêm rằng bản thân phải đối mặt với rất nhiều tác dụng phụ, đặc 💛biệt trong thời kỳ hệ miễn dịch suy giảm.
Nhờ nghị lực bản thân và sự hỗ trợ của y bác sĩ, anh Thà🧜nh khỏi bệnh, xuất viện. Vốn yêu thể thao, đặc biệt là môn chạy bộ, người đàn ông coi đường chạy là một phần không th🦩ể thiếu để nâng cao thể chất, tăng dẻo dai và sức đề kháng.
Trước khi bị bệnh, anh Thành thường dành 3 buổi mỗi tuần để tập luyện với bạn bè, nhưng anh chưa tham gia giải chạy nào. Sau cơn bạo bệnh, dù còn nhiều nỗi bất an, lo lắng trong giai đoạn sau ghé⛄p, anh vẫn ấp ủ ý định quay lại đường chạ𒐪y. Mỗi ngày, anh đặt mục tiêu chạy 300-500 m, sau đó tăng dần.
"Những bước chạy đầu tiên khi xuất viện về nhà, đôi chân tôi như đeo đá, chạy vài phút đã thấm mệt", anh nhớ lại.𝐆 Với sự quyết tওâm và kiên trì, 6 tháng sau ghép tế bào gốc, người đàn ông chinh phục cự ly 21 km, đặc biệt 42 km ở giải VnExpress Marathon.
"Chặng đường chạy 5 tiếng vào ban đêm cũng giống như trong phòng điều trị ghép tế bào. Có những thời điểm rã rời, cực kỳ khó khăn𒈔, mệt mỏi, có những điểm nút phải cố gắng để không bỏ cuộc", anh chia sẻ, thêm rằng động lực khiến anh có thể vượt qua trở ngại là muốn thách thức giới hạn bản thân và nâng cao sức khỏe.
PGS. TS. Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Huyết học, cho biết đơn vị đang điều trị 1.⛎200-1.300 bệnh nhân, trong đó trên 50% là người mắc ung thư máu.
Theo Globocan 2020, mỗi năm Việt Nam phát hiện gần 6.300 ca ung thư máu, hơn 4.700 người tử vong. Riêng Viện Huyết học tiếp nhận khoảng ✃1.500 ca gồm cả trẻ em và người lớn mỗi năm. Khoa Điều trị hóa chất thường xuyên điều trị nội trú khoảng 250 bệnh nhân máu ác tính.
Tiên lượng sống của các bệnh nhân ung thư máu tùy vào tình trạng. Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài, giúp cơ hội sống thêm 5 năm cao gấp 2,5 lần so với hóa trị đơn thuần. Viện đã ghép tế bào gốc cho gần 600 ca, trong đó 400 ca ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài (từ anh em ruột, máu dây rốn ꧂hoặc bố mẹ).
Ca ghép tế bào g🐽ốc đồng loài đầu tiên được Viện Huyết học thực hiện năm 2008 và ghép cho bệnh nhân su꧙y tủy xương vào tháng 10/2010. Đến nay, sau 12 năm, bệnh nhân suy tủy xương đầu tiên được ghép tế bào gốc vẫn khỏe mạnh.
Hiện, nhiều kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu được thực hiện, từ nhiều nguồn khác nhau như ghép tế bào gốc ❀máu dây rốn (cùng và không cùng huyết thống), ghép nửa hòa hợp (còn gọi ghép haplotype), ghép nửa hòa hợp kết hợp với tế bào gốc máu dây rốn... Ghép tế bào gốc được ứng dụng điều trị cho nhiều bệnh lý, độ tuổi ngày càng được mở rộng.
Ngân hàng Tế bào gốc của Viện đang lưu trữ khoảng 5.500 mẫu tế bào gốc máu dây rốn chất lượng cao. Nhiều mẫu đã được sử dụng để ghép tế bào gốc tạo máu, cứu chữa và mang đến hy ꦚvọng cho nhiều trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo.
Bên cạnh đó, với sự phát triển y học, nhiều kỹ thuật, thuốc mớ🤡i đã được ứng dụng vào điều trị, theo TS. BS Vũ Đức Bình, Phó Viện trưởng. "Trước đây, có những bệnh lý tưởng chừng vô phư𒀰ơng cứu chữa như Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt. Hiện, căn bệnh đã có thuốc điều trị, trên 90% người lui bệnh hoàn toàn", ông Bình nói.
Còn anh🐬 Thành, cuộc sống vẫn ở phía trước với nhiều cung đường cần chinh phục. "Tôi vẫn tập luyện mỗi ngày như trước, trong và cả sau khi khỏi bệnh. Sóng gió bệnh tật giúp tôi t𝔉rân trọng từng giây, từng phút được sống trong cuộc đời tươi đẹp này", anh tâm sự.
Lê Nga