Tổng thống Mỹ Joe Biden vận động tranh cử với tư cách chính trị gia dày dạn kinh nghiệm về quan hệ quốc tế và dành nhiều tháng hạ thấp triển 🀅vọng Taliban giành quyền kiểm soát ở Afghanistan, đồng thời lập luận rằng người Mỹ đã mệt mỏi với cuộc chiến 20 năm hao người tốn của.
Tuy nhiên, đến ngày 1💧5/8, các quan chức hàng đầu trong chính quyền Biden thừa nhận họ đã không ngờ được sự sụp đổ quá nhanh của lực lượng an ninh Afghanistan. Nhưng thực tế trở nên rõ ràng hơn khi dòng người di tản đổ về sân bay Hamid Karzai, gây tình hình hỗn loạn đến⛄ mức lính Mỹ phải nổ súng chỉ thiên để vãn hồi trật tự, trong khi Mỹ sơ tán toàn bộ đại sứ quán ở Kabul.
"Chúng tôi nhận thấy lực lượng đó đã không thể bảo vệ đất nước và điều đó xảy ra nhanh hơn chúng tôi dự đoán", Ngoại♛ trưởng Antony Blinken nói, đề cập🍌 quân đội Afghanistan.
Tình trạng hỗn loạn ở Afghanistan đặt ra thử thách đối🦋 với một Tổng thống Mỹ chủ yếu tập trung vào chương trình nghị sự trong nước, bao gồm vượt qua đại dịch Covid-19, được quốc hội phê duyệt kế hoạch cơ sở hạ tầng hàng nghìn tỷ USD và bảo vệ quyền bỏ phiếu.
Biden vẫn ở Trại David hôm 15/8, thường xuyên nhận báo cáo tình hình Afghanistan và họp qua video với các thành viên trong nhóm cố vấn an ninh quốc gia, theo quan chức cấp cao Nhà Trắng. ♚Vài ngày tới có thể rất quan trọng trong việc xác định liệu Mỹ có thể kiểm soát lại tình hình ở một mức độ nhất định hay không.
Các cuộc thảo luận nội bộ đã được tiến hành để Biden phát biểu công khai, theo hai quan chức cấp cao giấu tên trong chính quyền Biden. Biden, dự kiến ở lại Trạ⛎i David đến hết 18/8, sẽ trở lại Nhà Trắng nếu ông quyết định đưa ra bài phát biểu.
Biden là tổng thống Mỹ thứ tưℱ đối mặt với những thách thức ở Afghanistan và khẳng định sẽ không trút gánh nặng cuộc chiến dài nhất của Mỹ cho người kế nhiệm. Nhưng ông có thể sẽ phải giải thích làm thế nào tình hình an ninh ở Afghanistan sụp đổ nhanh chóng nဣhư vậy, đặc biệt khi ông và những quan chức khác khẳng định điều đó sẽ không xảy ra.
"Khả năng Taliban kiểm soát và điều 🌳hành toàn bộ đất nước là rất khó ꩵxảy ra", Biden nói tháng trước.
Biden tuần trước cũng công khai bày tỏ hy vọng các lực lượng Afghanistan tăng cường ý chí bảo vệ đất nước. Tuy nhi𓆉ên, các quan chức chính quyền cảnh báo quân đội Afghanistan đang sụp đổ, khiến Biden hôm 12/8 ra lệnh triển khai hàng nghìn lính Mỹ tới Kabul để đẩy nhanh kế hoạch sơ tán.
Một quan chức cho biết Biden tỏ ra lạc quan hơn khi dự đoán quân đội Afghanistan sẽ cầm chân được Taliban để nâng cao ti🌠nh thần chiến đấu đang ngày ꦯcàng xói mòn trong lực lượng của họ. Điều này cuối cùng trở nên vô ích.
Các cựu tổng thống Barack Obama và Donald Trump cũng từng khao khát rút quân khỏi Afghanistan, nhưng cuối cùng không thể vượt qua sự phản đối của các lãnh đạo quân sự cũng như các mối lo ngại chính trị khác. Trong khi đó, Biden kiên định từ chối lùi hạn chót rút quân vào 31/8, một phần vì ông tin rằng công chúng Mỹ đứng về phía ông. Một cuộc thăm dò cuối tháng🃏 7 cho thấy 55% người Mỹ tán thành việc rút quân của Biden.
Hầu hết các nghị sĩ Cộng hòa không hối thúc Biden duy trì quân đội ở Afghanistan trong thời gian dài và họ cũng ủng hộ việc Trump thúc đẩy kế hoạch rút quân. Tuy nhiên, một số người Cộng hòa vẫn chỉ trích chiến lược rút quân của Biden và cho rằng việc trực thăng Mỹ quần thảo trên đại sứ quán Mỹ ở Kabul để sơ tán nhân viên hôm 15/8 là "hình ảnh nhục nhã". Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell coi cảnh rút quân là "nỗi ê chề củ♒a một siêu cường bị hạ gục".
Trong khi đó, quan ꧃chức Mỹ ngày càng lo ngại về khả năng gia tăng các mối đe dọa khủng bố nhằm vào Mỹ, t🍎heo một nguồn tin am hiểu vấn đề.
Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, nói với các thượng nghị sĩ trong cuộc họp hôm 15/8 rằng quan chức Mỹ dự kiến thay đổi đánh giá trước đó của họ về tốc độ trỗi dậy của các nhóm phiến quân ở Afghanistan, nguồn tin cho hay. Dựa trên diễn tiến tình hình, giới chức tin rằng các nhóm khủng bố như al-Qaeda có thể pꦏhát triển nhanh hơn nhiều so với dự kiến.
Quan chức tham dự cuộ🍨c họp nói với các thượng nghị sĩ rằng cộng đồng tình báo Mỹ đang đánh giá tình hình và vạch chiến lược mới dựa trên các mối đe dọa đang hình thành.
Tuy nhiên, không có hành động bổ sung nào được vạch r𝕴a ngoài việc triển khai thêm hàng nghìn quân đến sân bay Kabul theo lệnh của Biden. Quan chức chính quyền cấp cao tin rằng Mỹ sẽ có thể duy trì an ninh tại sân bay Kabul đủ lâu để giải cứu công dân Mỹ và các nưꦍớc đồng minh của họ, nhưng hiện chưa có gì đảm bảo số phận của những người không thể đến sân bay này.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Murphy, thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và ꦡlà người ủng hộ chiến lược của chính quyền Biden, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng "tốc độ là điều bất ngờ" nhưng không xem tình hình hiện này là một thất bại tình báo. Ông cho biết từ lâu người ta đã biết rằng Afghanistan sẽ rơi vào tay Taliban nếu Mỹ rút quân.
Trong đội ngũ nhân sự cấp cao của Biden, sự sụp đổ nhanh chóng ở Afghanistan chỉ càng cho thấy quyết định rút quân là đúng đắn, bởi nếu lực lượng an ninh Afghanistan tan rã quá nhanh sau gần hai thập kỷ Mỹ hiện diện, thì việc lính Mỹ bám trụ thêm 6 tháng, 𝓡một năm, hai năm hay lâu hơn nữa cũng không giúp thay đổi được điều gì.
Hơn một thập kỷ qua, Biden luôn tin rằng Afghanistan không phải là một đối tác đáng tin cậy của Mỹ. Mục tiêu của ông là bảo vệ người Mỹ khỏi các cuộc tấn công khủng bố,🅘 không phải xây dựng đất nước Afghanistan.
Khi còn là phó tổng thống, Biden phản đ🌱ối việc Obama tăng 30.000 quân vào Afghanistan trong nỗ lực ổn định đất nước. Biden hồi tháng 7 nói rằng quyết định rút quân là sáng suốt sau khi nhận báo cáo tình hình chiến trường hàng ngày. Nhận định của ông là Afghanistan sẽ bị chia cắt trong một thỏa thuận hòa bình với Taliban, thay vì sụp đổ hoàn toàn.
Biden tự hào về việc cung cấp sự thật rõ ràng cho công chúng Mỹ, nhưng đánh giá lạc quan chỉ một tháng trước có thể trở lại ám ảnh ông. "Sẽ không có cả🍬nh nhân viên được bốc bằng trực thăng từ nóc đại sứ quán Mỹ ở Afghanistan", ông nói khi đó. "Khả năng một chính phủ thống nhất ở Afghanistan kiểm soát toàn bộ đất nước là rất khó xảy ra".
Huyền Lê (Theo AP)