Đơn kiện của Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) cho rằng từ năm 2018 đ𓃲ến tháng 9/2019, Fa🥃cebook phân biệt đối xử với lao động Mỹ, khi dành hàng nghìn vị trí tuyển dụng cho lao động tạm thời được cấp visa H-1B. Động thái này được đưa ra sau cuộc điều tra kéo dài 2 năm của DOJ. Chính quyền Trump muốn phạt dân sự với Facebook và muốn mạng xã hội này bồi thường cho các lao động Mỹ đã bị từ chối tuyển dụng.
Trong một thông báo, người phát ngôn của Facebook - Andy Stone chỉ cho biết: "Facebook đang hợp tác với DOJ🔴 để rà soát vấn đề này" và "sẽ không bình luận gì thêm".
"Thông điệp của chúng tôi với các lao động rất rõ ràng. Nếu các công ty từ chối cơ hội việc làm của người lao động bằng cách ưu tiên trái phép các lao động có visa tạm thời, Bộ Tư pháp sẽ vào cuộc. Còn thông điệp của chúng tôi với tất cả chủ lao động, bao gồm cả những ๊người trong ngành công nghệ, làꦡ anh không thể ưu tiên tuyển dụng, cân nhắc, hoặc tuyển dụng những người có visa tạm thời hơn người Mỹ", Eric Dreiband – một lãnh đạo DOJ cho biết.
Facebook gần đây vướng vào hàng loạt rắc rối pháp lý. Reuters tuần này đưa tin hơn 40 bang của Mỹ sắp kiện Facebook vì các hàng vi độc quyền. Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) có thể là cơ quan đại diện để nộp đơn. Đối với những đơnဣ kiện chống độc quyền hướng vào Facebook trước đây, những người khởi kiện thường nhắm đến việc mạng xã hội lớn nhất t🔴hế giới tìm cách thâu tóm các đối thủ tiềm năng với giá cao, chẳng hạn việc mua Instagram năm 2012 hay WhatsApp vào 2014.
Bộ Tư pháp Mỹ và Ủy ba🤪n Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) bắt đầu điều tra chống độc quyền đối với bốn công ty công nghệ lớn là Facebook, Apple, Amazon và Google từ năm 2019. Tr💃ong số này, Google và Facebook bị để ý nhiều nhất.
Hà Thu (theo CNN)