Cơ quan tình báo MI5 và Đơn vị Chống Khủng bố hạt West Midlands của Anh năm 2012 nhận được thông tin về một nhóm 9 người âm mưu đánh bom Sở giao dịch chứng khoán London. Kế hoạch của nhóm này rất sơ sài và thiếu chuyên nghiệp, nên lực lượng an ninh Anh nhanh chóng bắt các nghi phạm, trong đó có Usman Khan, kẻ 7 năm sau gây ra vụ đâm dao trên Cầu London khiến hai người chết hôm 29/11.
Khan, kẻ 🎀trẻ nhất trong nhóm nghi phạm, bị kết án tù khi mới 19 tuổi, và câu hỏi hóc búa nhất đối với các nhà chức trách Anh khi đó là liệu Khan có đơn giản chỉ là kẻ mộng mơ bị cực đoan hó🔴a và sẽ từ bỏ suy nghĩ này khi trưởng thành hay không.
Đơn vị Chống khủng bố hạt🎃 West Midlands và MI5 đã tiến hành điều tra và khẳng định những phần tử trong nhóm đều rất nguy hiểm, dù khi đ🍌ó chúng không đủ khả năng thực hiện âm mưu khủng bố của mình.
Khan khi đó t🎃hậm chí còn muốn xây dựng một cơ sở "madrassah" chuyên h🧔uấn luyện khủng bố ở Kashmir để đào tạo các các phần tử cực đoan từ Anh chiến đấu cho các tổ chức khủng bố hoặc mang những kỹ năng học được về Anh.
Khi thẩm phán tòa án tối cao Allan Wilkie, người chủ trì phiên tòa xét xử Khan và đồng bọn năm 2012, nhận được lá thư của Khan khẳng định rằng y đã từ bỏ ý định khủng bố, ông 🐈cũng không hết hoài nghi về bị cáo trẻ tuổi này.
Thẩm phán Wilkie tuyên bố Khan phải nhận một ཧán tù đặc biệt có tên Giam giữ để Bảo vệ Cộng đồng (IPP). Bị áp án phạt này, Khan sẽ phải ngồi tù ít nhất 8 năm và sẽ chỉ được ra tù khi Hội đồng Tư vấn Đặc xá nhận thấy y không còn là mối đe dọa nữa.
Trong khi đó, các thành viên khác trong nhóm của Khan bị tuyên mức án khác, tùy vào tính chất nguy hiểm của các bị cáo. Tuy nhiên, các bị cáo này chỉ phải thụ án trong tù một nửa thời gian và được q🌺uản thúc tại gia nửa thời gian còn lại, sau đó tiếp tục chịu các biện pháp giám sát.
Khi Khan kháng cáo, tòa phúc thẩm đã đồng ý thay Bản án IPP của Khan bằng một bản án tương tự như các đồng phạm. Điều này có nghĩa là Khan vẫn phải ngồi t෴ù 8 năm, nhưng sau đó sẽ được ra tù mà không cần phải thông qua Hội đồ🙈ng Tư vấn Đặc xá và được quản thúc tại gia.
Khan phải chịu sự quản chế chặt chẽ thêm 8 năm, cộng thêm 5 năm giám sát để xác định liệu y có tiếp💦 tục trở thành mối đe dọa với xã hội hay không. Nếu Khan vi phạm quy định của chương trình giám sát, y sẽ lập tức bị tống trở lại nhà giam.
IPP đã bị xóa bỏ chỉ một vài tháng sau khi Khan bị bắt giam, thay bằng một cơ chế pháp lý mới, buộc những kẻ khủng bố như Khan phải ngồi tù 2/3 thời gian của bản án trước khi đượcꦓ quản thúc tại gia. Tuy nhi🅺ên, tòa phúc thẩm không thể áp bản án mới với Khan, bởi y phạm tội trước khi biện pháp mới có hiệu lực.
Khan hồi tháng 10/2012 viết thư đề nghị Bộ Nội vụ Anh cử người hỗ trợ y tham gia một chương trình♑ phi cực đoan hóa. Vajahat Sharif, luật sư bào chữa của Khan, nói rằng y đã liên tục yêu cầu ông giúp tìm một chuyên gia tư vấn.
Sharif cho biết rằng ông muốn tìm một chuyên gia về tư tưởng cực đoan để làm việc với Khan, bởi ông lo sợ sự hận thù đã ăn quá sâu vào tiềm🅰 thức của y. Luật sư này cho rằng dù Khan đã nhận được một số sự giúp đỡ, điều đó là không đủ để giúp y từ bỏ tư tưởng cực đoan.
Sau thời gian ngồi tù, Khan được trả tự do vào tháng 12/2018 và chịu một số biện pháp quản lý như đeo vòng giám sát điện tử để cơ quan chức năng theo dõi mọi di biến 🐽động của y, phải ở tại một nhà nghỉ tại Staffordshire, nơi mọi h𓆉oạt động đến và đi của y đề𓂃u bị giám sát. Khan cũng bị cấm trao đổi với các đồng phạm cũ và phải tham gia "Chương trình Từ bỏ và𒁏 Chấm dứt♛" (DDP).
DDP hiện là một phần quan trọng trong chiến lược chống khủng bố của Anh, trong đó nhà chức trách cung cấp những tư v🌊ấn phù hợp và can thiệp về mặt tâm lý đối với những phạm nhân khủng bố sau khi ra tù.
Mục đích của DDP là nhằm giải quyết các "ngòi nổ" khiến những phần tử cực đoan chống lại xã hội, từ khủng hoảng tâm lý cá nhân và các vấn đề về lòng tự trọng, cho đến những bất mãn cũng như sự chìm đắ🐬m trong hệ tư tưởng cực đoan. Hơn 100 cựu tù nhân đã tham gia chương trình này trong giai đoạn thử nghiệm từ tháng 10/20💧16 đến tháng 9/2018.
Tuy nhiên, mức♉ độ thành công của những chính sách và chương trình như vậy vẫn là một câu hỏi lớn. Mohibur Rahman là một trong những đồng phạm của Khan bị bắt giam hồi năm 2012. Y cũng tham gia một khóa phi cực đoan hóa ở trong tù, song đó cũng là nơi y gặp 🐬các phần tử cực đoan khác.
Sau khi ra tù, Rahman tiếp tục lĩnh án tù chung thân vì tham gia vào kế hoạch thực hiện một vụ tấn công bằng xe hơi 🤡và dao ở Birmingham. Âm mưu khủng bố đó đã bị cảnh sát và MI5 chặn đứng, song kế hoạch này cũng liên quan đến hai phạm nhân khủng bố trước đây, những kẻ không thay tâm đổi tính sau thời gian ngồi tù và tham gia các chương trình phi cực đoan hóa.
Trước khi tới London thực hiện vụ đâm dao hôm 29/11, Khan đã qua mặt cảnh sát bằng cách xin phép đến London tham gia hội thảo "Learning Together" nhằm giúp các tù nh𒐪ân tái hòa nhập cộng đồng. Sở Cảnh sát London cho biết hôm 30/11 rằng theo như những gì họ biết, Khan nghiêm túc chấp hành lệnh quản thúc tại gia.
MI5 có thể cũng đã chủ quan trong hoạt động giám sát Khan, khi cho rằng y ít có khả năng gây nguy hiểm, bởi những kẻ khủng bố sau khi ra tù sẽ phải mất nhiều thời ꩵgian để có thể hoạt động trở lại. Nhưng có vẻ như đánh giá của MI5 đã sai.
Chris Phillips, cựu lãnh đạo Cơ quan An ninh Chốn🅰g khủng bố Quốc gia Anh,⛄ cho rằng việc yêu cầu các cơ quan an ninh và cảnh sát phải giữ an toàn cho đất nước, trong khi các phạm nhân khủng bố nguy hiểm liên tục được thả ra khỏi tù là điều vô lý.
"Chúng ta đang chơi trò may rủi với tính mạ꧙ng người dân khi để cho các tội phạm khủng bố từng bị kết án đi lại tự do ngoài đường", Phillips nói.
Quốc Hưng (Theo BBC, AP)