Ngày 13/12, tại hội thảo khoa học Tác động chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đến chất lượng tuyển sinh và đào tạo giáo viên, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Đại học Sư phạm kỹ thuꦆật TP HCM - thẳng thắn "nên bỏ 🉐ngay".
Ông Dũng 🍒cho biết, trường đang đào tạo 13 ngành, trong đó có một ngành sư phạm ngôn ngữ Anh, còn lại là sư phạm kỹ thuật. Mỗi năm trường nhận được 5-8 tꦆỷ đồng cấp bù sư phạm, vì không đủ nên thực tế họ phải bù lỗ đến 30 tỷ đồng.
"Cấp bù phải đủ để đảm bảo các hoạt động đào tạo, nếu không sẽ chẳng đủ tiền꧑ cho chương trình đào tạo ra ngô, ra khoai một cử nhân sư phạm", ông Dũng nói và cho rằng động lực để nâng chất lượng đào tạo giáo viên là thu gọn hệ thống các trường sư phạm, nâng cao chất lượng chương trình chứ không phải là sự miễn học phí.
Cùng quan điểm, song PGS.TS Lê Văn Tiến - Hiệu trưởng Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP HCM - cho rằng cần có lộ trình thích hợp. Ngành giáo dục cần có nghiên cứu khoa học cấp nhà nước để có bức tranh chung về hiệu quả của chính♓ sách này, không n🥂ên dừng lại là những nghiên cứu cấp trường.
"Xu hướng chung là các đại học, cao đẳng phải tự chủ, nếu không không thể phát triển. Vấn đề này bao hàm cả tự chủ tài chính. Nếu vẫn duy trì chính sác🍃h miễn học phí, các trường vẫn chờ ngân sách cấp bù sư phạm thì vẫn luẩn quẩn trong cơ chế xin - cho", ông Tiến nói.
Theo ông Tiến, việc bỏ chính sách trên cần các điều kiện như đღổi mới cơ chế tuyển💫 dụng, chính sách lương bổng, mới hy vọng thu hút được người giỏi học sư phạm.
Trong khi đó, Thạc sĩ Huỳnh Cát Dung (Đại học Sư phạm Thể dục thể thao TP HCM) cho rằng, chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm cần phải thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực. Bởi việc miễn học phí làm giảm động lực đến lớp của sinh viên, khiến họ giảm hứng thú thậm chí mất niềm tin vào ngànꦐh học.
Theo khảo sát ở một trường 𓆉cao đẳng sư phạm ở miền Tây Nam bộ được giảng viên này viện dẫn, có hơn 36% sinh viên n🤪ăm nhất chọn học ngành này với lý do "miễn học phí". Như thế khó có giáo viên tâm huyết với nghề.
Nói rõ hơn về sự đổi mới ở trường sư phạm, PGS.TS Nguy🥃ễn Thám (Đại học Sư phạm - Đại học Huế) cho rằng, cần quy hoạch mạng lưới và kiểm soát chỉ tiêu để dần cân đối cung cầu, xây dựng chuẩn đầu ra chương trình, đổi mới phương phá🦋p dạy học và kiểm tra đánh giá.
Với hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên như hiện nay, cùng sự không kiểm soát chỉ tiêu tuyển ⛄sinh hàng năm sẽ gia tăng cách biệt cung - cầu, gây lãng phí ngân sách và các hệ lụy.
Ông Thám cũng đề nghị xem lại chính sách cấp bù sư phạm - vốn có tác động tích cực trong thời gian dài - trong bối cảnh ngày nay. "Nếu nhìn bức tranh sinh viê🌜n sư phạm ra trường khó xin việc, thậm chí thất nghiệp v𒁃à nguồn ngân sách đầu tư cho việc cấp bù sư phạm thì chúng ta không khỏi băn khoăn về sự lãng phí này", ông Thám nói.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu khác cũng đề nghị Bộ Giáo dục rà soát và thay đổi chính sách trên - sau 20 năm nó ra đời. Bởi người yêu thích nghề giáo vào trường sư phạm không hẳ♒n vì được miễn học phí. Ngược lại, nhiều người không thích ngành này nhưng vẫn học vì "vừa có bằng đại 🎃học, vừa được miễn phí". Vòng luẩn quẩn này sẽ đẩy ngành sư phạm ngày càng sa sút, chất lượng giáo viên trong tương lai khó nâng cao.