Chúng ta, những bậc làm cha, làm mẹ hẳn không khỏi đau lòng khi nghe cô bé trả lời “hồn nhi𝔍ên” như vậy🌟. Sự hồn nhiên, trong trắng của cô bé mới 13 tuổi bị làm hại mà bản thân em cũng không biết.
Khoan hãy bàn những hệ lụy, những sự đau lòng, những chuyện thật tưởng như đùa ấy trong sự xuống cấp đạo đức xã hội hiện nay. Ở đây, xin nói đến một hiện tượng mà hầu như ai cũng thấy, cũng biết ấy là thói quen dễ dãi. "Dễ mình, dễ ta", tôi dễ với anh thì anh sẽ dễ với tôi, dễ mua bằng cấp, chức𓆉 tước, dự án...
Chẳng phải ở đâu cũng có cơ quan kiểm𒀰 định sao xe quá khổ, quá tải, cũ nát nhiều năm qua v🦂ẫn hoành hành, phá nát đường sá, gây ô nhiễm môi trường? Vấn nạn này đã nhiều năm người ta dễ dàng cho qua?
Chỉ trong một thời gian ngắn mà cả trăm trường đại học, ngân hàng ra đời, để đến bây giờ lại lo sáp nhập ngân hàng, nâng cao chất lượng các trường đại học. Chẳn𝔉g phải ngân hàng liên quan đến tiền tài, huyết mạch, chẳng phải các trường đại học liên quan đến con người, đào tạo con người cho đất nước? Sao lại dễ dàng cho ra đời như vậy hay còn nguyên nhân nào khác?
Mấy hôm rồi ♉truyền thông liê𓂃n tiếp đưa tin một kho dầu rất độc ở cảng Cái Lân chưa biết xử lý ra sao. Dầu thải loại ở nước ngoài đã qua sử dụng và bị cấm trên thế giới vì chất độc gây chết người sao vẫn dễ dàng cho nhập vào Việt Nam?
Có một thời chưa lâu, nhiều người kiếm tiền thật dễ, từ chứng khoán, đất đai. Dễ dãi vốn là tâm lý tiểu nông nghìn đời lại càng phát triển trong thời sơ khai đầy nhộn nhạo của kinh tế thị trường. Tôi có một anh bạn thời học phổ thông cho con gái thế chấp ngôi nhà ba tầng đang ở để vay tiền ngân hàng chơi chứng khoán, dễ dãi đến thế là cùng. Rồi chứng khoán tụt dốc, đất đai đóng 🎐băng, nhiều thảm kịch đau lòng diễn ra. Anh bạn tôi mất nhà, nợ nần chồng chất, sinh bệnh, giờ nằm liệt giường.
Dễ dãi chính là thói quen không coi trọng các nguyên tắc, giới hạn, quy định, phản khoa học. Xem qua, thấy tưởng như vô hại nhưng thực ra rất có hại. Nó góp phần làm đảo lộn các giá trị, quy tắc, quy định, thậm chí làm đảo lộn các phẩm chất tốt đẹp của chúng ta đã hun đúc từ nghìn đời nay. Thói quen dễ dãi hiện nay đã gần như phổ biến trong chúng ta, xuê xoa đến tùy tiện, vô nguyên tắc, dẫn đến rất nhiều nguy hại 𝓀nhãn tiền. Phải chăng nó đã thấm vào lớp trẻ, để họ dễ dàng đến dễ dãi trong sự ♚nổi tiếng, sự giầu có, trong bằng cấp, học vấn… Dễ dãi cho và nhận, như việc cô bé 13 tuổi đã “cho cái ngàn vàng”!
Dương Xuân Nam