Sau khi đọc bài "Bồ câu không đưa thư", tôi đồng ý với tác giả Trần Ban Hùng là bây giờ học sinh tiếp xúc với giáo viên, nhà trường nhiều hơn cả ba mẹ ♛mình. Nhưng không vì thế mà có thể đổ hết trách nhiệm quan tâm chăm sóc đến sức khỏe, tâm lý của con cho nhà trường được?
Chính bản thân giáo viên cũng là cha, mẹ của con cái họ, vậy nên gia đình đúng ra phải là👍 chỗ dựa vững chắc nhất cho tinh thần của các bạn học sinh. Tuy nhiên, theo cách dạy con Á Đông nói chung, cha mẹ luôn phải giữ 🌜một khoảng các🐓h với con để thị uy, để la mắng bắt em con cái phải thế này thế kia, bằng bạn bằng bè, thậm chí còn bắt những đứa trẻ phải đè người khác xuống (nếu cần) để đứng lên vị trí cao.
Suy cho cùng, người lớn vô tình (hoặc cố ý) đẩy trách nhiệm quá sức lên những đôi vai nhỏ, từ đó khiến các bạn có những "biến tướng" trong nhận thức, suy nghĩ. Người lớn chẳng bao giờ nhớ rằng, chính họ cũng từng trải qua tuổi mới lớn, 𓂃từng là những đứa trẻ, từng đối diện🍌 với sự hà khắc của gia đình.
Nhà trường bắt 🌃♎đầu cải thiện cuộc sống học đường bằng việc tổ chức văn phòng tâm lý, vậy gia đình cũng nên dần dà thay đổi suy nghĩ trong cách thức nuôi dạy con. Như vậy trẻ mới phát triển toàn diện được.
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.