Sáng 19/4, hơn 50 học sinh trường Tiểu họꩲc Ngọc Sơn không đến lớp. Đây đều là những học sinh từ điểm trường Thanh Nam (cơ sở 2 của trường) chuyển đến.
Điểm trường Thanh Nam nằm ở trung tâm của xã, có 152 học sinh từ lớp 1 tới lớp 5. Theo cℱhủ trương của huyện, từ 10/4, tất cả học sinh ở đây được chuyển về điểm trường chính (thôn Lam Sơn, xã Ngọc Sơn), cách chừng 2 km.
Thầy Bùi Xuân Ân, Hiệu trưởng trường Tiểu học𝔉 Ngọ𒈔c Sơn, cho biết trong số học sinh vắng sáng nay, 7 em đang ốm hoặc gia đình có việc đột xuất, 21 em chưa đi học buổi nào. Số còn lại, phụ huynh thông báo với cô chủ nhiệm rằng "con ốm", "nhà có việc"...
"Những ngày qua, nhóm phụ huynh n𒅌ày đều trình bày𝕴 như vậy, không đúng với thực tế", thầy Ân nói.
Theo một꧒ số phụ huynh, việc xóa điểm trường ở Thanh Nam gây khó khăn cho họ trong việc đưa đón con em. Điểm trường🅷 chính cách nhà hơn 2 km, nhưng phải đi qua quốc lộ 46, có thể không an toàn.
"Nguyện 🌠vọng của người dân là muốn giữ điểm lẻ Thanh Namღ", một phụ huynh nói.
Trước đó, ngày 12 và 15/4, hàng chục phụ huynh và học sinh đã vượt hơn 40 km đ꧋ến trụ sở UBND tỉnh Nghệ An ở TP Vinh để kiến n𝔍ghị duy trì điểm trường này.
Theo Hiệu trưởng Bùi Xuân Ân, chủ trương xóa điể𓆏m trường Thanh Nam có từ hai năm trước. Chính quyền đã nhiều lần họp, đối thoại với phụ huynh. Ban đầu, phụ huynh phản đối, cho rằng cơ sở vật chất tại điểm chính chưa đáp ứng được nhu cầu. Xã Ngọc Sơn sau đó đầu tư gần 8 tỷ đồng💎 xây mới 6 phòng học, vừa khánh thành 3 tháng trước để đón học sinh, nhưng họ vẫn không đồng thuận.
"Từ điểm lẻ đến điểm chính 2,1 km, có 3 trục đường lớn thuận tiện. Phụ huynh nói con đi học xa là không hợp lý, hiện tại có n♒hiều học sinh ở xóm Lam Hồng hàng ngày phải vượt hơn 5 km đến lớp, nhưng họ không phàn nàn", thầy Ân nói.
Những ngày qua, trường và chính quyền địa p꧅hương đã gặp gỡ, giáo viên cũng nhiều lần đến gặp học sinh khuyên nhủ, vận động phụ huynh cho con đến lớp, nhưng chưa hiệu quả.
Ông Trình Văn Nhã, Chủ tịch huyện Thanh Chương, nói đề án xóa điểm trường lẻ Thanh Nam là chủ trương đúng đắn, chính quyền đã chuẩn bị từ mấy năm trước, đến nay đủ điều kiện mới triển 𓂃khai. Mục tiêu là để học sinh trên địa bàn xã Ngọc Sơn có một môi trường học tập tốt, an toàn và chất lượng hơn.
"Một bộ phận người dân nhận thức chưa đầy đủ nên phản đối 💫bằng cách chưa cho con em đến lớp, việc này là sai và không nên chút nào", ông Nhã nói, cho biết sẽ tiếp tục gặp gỡ, vận động phụ huynh.
Trường Tiểu học Ngọc Sơn hiện có 606 học sinh. Cơ sở 2 (điểm trường Thanh Nam) có 7 phòng, được xây gần 50 năm trước, nay đã xuống cấp, tường bong tróc, xập xệ và ẩm thấp. Cơ sở chính được xây mới năm 2019, đến nay có☂ 16 phòng học khang trang. Khuôn viên này còn cóꦇ phòng thực hành tin học, sân bóng đá mini...
Theo kế hoạch, năm học 2024-2025, ngoài sáp nhập điểm l🎃ẻ Thanh Nam, huyện Thanh Chương꧅ sáp nhập thêm 4 điểm trường khác, trong đó có 3 cơ sở của trường Tiểu học và một điểm trường Mầm non của xã Ngọc Sơn.
Việc sắp xếp lại trường lớp là chủ trương của ngành giáo dục nhiều năm qua. Theo các nhà quản lý, việc này giúp địa phương tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, khắc phục tình trạng t💞hiếu giáo vi꧟ên và nâng cao chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, ở nhiều nơi, phụ huynh phản ứng, đều với lý do không thuận tiện đưa đón ꩵcon em.
Ở Thanh Hóa, c♔uối tháng 3, hàng trăm phụ huynh trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngꦰọc, huyện Triệu Sơn, cho con nghỉ học 3 ngày để gây sức ép, phản đối việc sáp nhập trường này với trường Tiểu học Lê Văn Tám vì phải đi xa hơn 2-3 km. Nhiều vụ việc tương tự xảy ra ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Nam...