5h30 sáng vợ chồng anh Khoa (Thường Tín, Hà Nội) chở hàng tới chợ Hà🐻 Đông, nhưng chỉ hơn 2 tiếng sau đó sạp hàng đã hết veo. "Sá♐ng sớm người dân mua quá đông, hai vợ chồng anh luôn tay mà vẫn không kịp bán", anh Khoa, chủ quầy hàng cho biết.
Lúc 7h30, quầy thịt của chị Hà (chợ Hà Đông, Hà Nội) chỉ còn ít thịt nạc, vài ba kg sườn cục. Hôm nay chị lấy hàng nhiều hơn mọi ngày khoảng một yến thịt, và chỉ sau hai tiếng đã bán hết. Hết h🐼àng sớm, lượng bán tăng nhưng bà chủ sạp hàng thịt này không mấy vui. "Họ mua hết nhanh hôm nay nhưng mai lại ế", chị nói.
Tương tự, tại tiểu thương chợ Thành Công (Baꦜ Đình), người dân đổ đến tấp nập vào 6-7h sáng. Các quầy thịt heo, rau củ tươi và quầy đồ khô đông nghịt khách. "Có người mua tới cả triệu tiền thịt lợn", chị Minh, c💞hủ quầy hàng cho biết. Khách vãn dần sau khung giờ này, lượng rau củ và thịt heo tại các quầy vẫn đầy ắp.
Chợ Láng Hạ (đường Láng) không nằm gần nơi tập trung khu dân cư nên lượng người dân mua thực phẩm và🔯o 8-9h sáng không tăng mạnh so với ngày thườn🏅g. Tình hình tương tự tại chợ Phùng Khoang (Hà Đông).
So với ngày thường, giá thịt heo, thịt gà, bò tươi tại chợ không đổi, 130.000 - 140.000 đồng một kg sườn h🐟eo; thịt nạc 140.000 đồng, thịt mông sấn 120.000🐻 đồng một kg... Giá rau xanh cũng không tăng, trừ bí xanh tăng từ 22.000 lên 25.000 đồng một kg.
Sức mua của người dân tăng d🎐ần từ🦩 cuối ngày hôm qua và tăng cao ở các chợ truyền thống sáng nay (19/7), ngày đầu Hà Nội thực hiện siết chặt phòng dịch.
Khảo sát của VnExpress tại các chợ dân sinh khác cũng cho th𝓀ấy nhiều mặt hàng đắt khách hơn ngày thường nhưng đồ tươi sống, rau củ quả vẫn... dồi dào. Hiện tượng tích trữ đồ dài ngày chỉ xảy ra cục bộ nhưng các mặt hàng tươi như thịt đắt khách hơn hẳn ngày thường.
Sức mua ở các siêu thị Hà Nội sá♋ng nay không quá tấp nập dù lượng khách đông hơn ngày thường. Đầu giờ sáng, nhân viên siê♔u thị Co.opmart Hà Đông luôn tay tiếp thêm hàng l▨ên các quầy kệ. Lượng rau củ và thịt tươi đầy ắp kệ hàng sáng nay, một số người dân tranh thủ mua đồ khô như giấy vệ sinh, mì tôm và thịt và rau củ...
"Phần lớn người dân m🀅ua các mặt hàng rau, củ và thịt tươi sống", nhân viên siêu thị này cho biết.
Trong khi rau, củ hay thịt được các siêu thị bổ sung hàng đầy đủ thì mặt hàng trứng một số nơi tạm hết do lượng khách mua nhiều tới qua, tới sáng nay vẫn chưa được bổ sung. Các siêu thị đã gọi điện lấy hàng từ các nhà cung cấp, song do nhà máy đặt ở tỉnh khác nên cuối g🍬iờ sáng hàng sẽ về tới siêu thị.
Bà Trần Thu Quỳnh, Giám đốc Thu mua khu vực miền Bắc, (Công ty TNHH AEON Việt Nam) thông tin, cách đây một tuần bộ phận thu mua đã chủ động làm việc với nhà c🌄ung cấp tại khu vực phía Bắc, tăng lượng hàng dự trữ đối với các sản phẩm thực phẩm khô (mì, miến, gạo, ...) lên khoảng 1,5 lần so với trước đó. Đồng thời từ 19/7, hệ thống siêu thị này cũng trữ lượng hàng tươi sống lên 1,5 – 2 lần.
"Các nhà cung cấp đang giao hà💜ng tiếp cho siêu thị, chúng tôi đang chuẩn bị bổ sung hàng lên 𓄧quầy. Siêu thị vẫn có đủ, dồi dào hàng phục vụ người dân", đại diện siêu thị Aeon chia sẻ.
Từ chiều tối hôm qua (18/7), tại một số siêu thị ở Hà Nội ghi nhận tình trạng mua sắm đông sau khi thành phố Hà Nội thông báo việc sẽ yê꧟u cầu người dân không tụ tập quá 5 người.
Nhân viên thu ngân siêu thị Vinmart tại Vincom Nguyễn Chí Thanh, thanh toán hàng cho khách khô✱ng xuể, huy động cả các PG hỗ trợ. Trước lượng người đổ đến mua sắm tăng mạnh, quầy thịt heo, gà tươi v❀à rau xanh hết sạch hàng. Thịt bò, cá và hàng đông lạnh vẫn đầy ắp.
Đại diện Aeon cho biết, từ 16h chiều qua (18/7), lượng khách tới siêu thị Long Biên, Hà Đông tăng gấp đôi so với các khung giờ trước đó.🐈 Tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm tươi 💦sống, đông lạnh, đồ khô... theo đó tăng gấp rưỡi, gấp đôi so với ngày thường.
Ông Khúc Tiến Hà - Giám đốc Vận hành VinMart mi𒆙ền Bắc cho biết, lượng người tới hệ thống VinMart/VinMart+ tại Hà Nội tăng cao ở nhóm hàng nhu yếu phẩm, thực phẩm tươi sống, rau và trái cây..., dẫn đến tình trạng trống kệ cục bộ tại một số điểm bán. Nhưng hệ thống siêu thị này đã chuẩn bị các kịch bản đảm bảo chuỗi cung ứng.
Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công T🍬hương Hà Nội cho biết, Trong điều kiện sức mua tăng nóng vài ngày thì nguồn hàng vẫn dồi dào. Hà Nội đã đảm bảo dự trữ 17 nhóm hàng thiết yếu.
"D꧂oanh nghiệp phân phối đang kích hoạt phương án dự trữ hàng hoá ở mức cao nhất, hàng đủ trong 3 tháng và gấp 3 lần so với bình thường, với tổng giá trị hàng hoá cho 15 loại mặt hàng thiết yếu là 194.000 tỷ đồng", bà Lan cho biết.
Sở này cho biết cũng chủ động 🅰phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế hướng dẫn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi tham gia vận chuyển hàng hóa đảm ♏bảo lưu thông thuận tiện nhất, giảm chi phí về logistics.
Sở Công Thương Hà Nội đã xây dựng kịch bản 3 cấp độ🐷🍌 theo các mức độ lây lan của dịch để phục vụ tại các khu vực cách ly, phong tỏa theo các cấp độ.
Cấp độ 1 từ 20 ca nhiễm đến dưới 1.000 trường꧋ hợp mắc bệnh trở lên tổng trị giá lượng hàng hóa gần 314 tỷ đồng. Cấp độ 2 từ 1.000 đến 3.000 trường hợp mắc, tổng trị giá lượng hàng hóa hơn 1.048 tỷ đồng. Và cấp độ 3, tổng giá trị hàng hoá gần 5.400 tỷ nếu thà👍nh phố có 3.000 - 30.000 ca nhiễm Covid-19.
Đơn vị này khẳng định sẽ tiếp tục cung cấp "địa chỉ" cung ứng hàng cho các doanh nghiệp phân phối kết nối nguồn cung, tăng lượng hàng phục vụ nhu cầu người dân. Sở này cũng sẵn sàng trưng dụn𝔉g gần 240 xe của các quận, huyện cùng nhà cung cấp đưa hàng tới các điểm bán.
Sở Công Thương khuyến cáo người dân yên tâm không dự trữ hàng hóa, hạn chế tập trung đến các hệ thống phân phối, tránh lây nhiễm dịch bệnh, thành phố đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân.
Các siêu thị cũng khuyến cáo người tiêu dùng nên bình tĩnh. Việc đổ xꦅô mua sắm, tích trữ hàng hóa lúc này là không cần thiết, tập trung đông người sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Ngoài kênh bán trực tiếp, các siêu thị đều mở kênh bán trực tuyến, "đi chợ hộ" qua số điện thoại từng siêu thị, cử☂a hàng tiện lợi và đặt hàng trực tuyến qua các ứng dụng Now, Lazada...
Anh Minh - Phương Ánh - Quỳnh Trang