Vậy nên♏, một tổ chức từ thiện địa phương đã không thể nén cơn giận dữ khi một nhà cung cấp đã tăng hơn hai lần giá bình oxy, lên gần 200 USD mỗi chiếc. Tổ chức từ thiện này đã báo cảnh sát, giúp nhà chức trách phát hiện ra mạng lưới lừa đảo nguy hiểm, đang tâm "hút đến tận cùng" sự sống của bệnh nhân Covid-19.
Cảnh sát cho biết nhà☂ cung cấp trên về cơ bản là một xưởng phế l💃iệu. Họ lừa đảo bằng cách sơn lại các bình chữa cháy và bán chúng dưới dạng bình đựng oxy. Hậu quả có thể gây chết người. Những bình chữa cháy kém chắc chắn rất dễ phát nổ nếu chứa đầy oxy cao áp.
"Gã này nên bị buộc tội giết người", Mukesh Khanna, tình nguyện viên tại tổ ch🌄ức từ thiện, nói về chủ cơ sở kinh doanh bình oxy lừa đảo. "Hắn ta chơi đùa với tính mạng con người".
Sóng Covid-19 thứ hai đang tàn phá nặng nề hệ thống y tế Ấn Độ và làm suy yếu niềm tin vào chính quyền Thủ tướng Naren🐭dra Modi trong nỗ lực bảo vệ người dân cũng như kiểm soát đại dịch. Số người chết vì dịch bệnh mỗi ngày được cho là còn cao hơn con số mà chính phủ công bố. Bệnh viện đã hết chỗ. Thuốc, vaccine, oxy cùng những vật phẩm cần thiết khác đều cạn kiệt.
Nhưng khó khăn này lại là cơ hội cho những kẻ trục ♎lợi từ đại dịch. Thuốc men, oxy đang được môi giới trực tuyến, qua chợ đen hay qua các cuộc điện thoại ẩn danh. Trong nhiều trường hợp, những kẻ bán hàng lợi dụng cả tình cảnh tuyệt vọng và nỗi đau buồn khôn xiết của gia đình các nạn n🍰hân.
"Những tên tội phạm mạng này vẫn luôn 🎉ở đó", Muktesh Chander, ủy viên hội đồng cảnh sát Delhi, nói. "Có cơ hội, chúng sẽ lập tức tận dụng".
Đôi khi những hàng h𒊎óa bán trên chợ đen là hàng giả và nhiều lúc còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại. Tuần trước, cảnh sát tại bang Uttar Pradesh cáo buộc một nhóm người trộm những tấm vải liệm đã qua sử dụng rồi bán lại chúng như đồ mới. Troꦦng một vụ khác, cảnh sát phát hiện hơn 100 liều remdesivir giả, loại thuốc đang được không ít bác sĩ Ấn Độ kê cho bệnh nhân Covid-19 bất chấp những nghi vấn về hiệu quả của nó.
Trong tháng qua, cảnh sát New Delhi đã bắt hơn 210 người với cá🥂c cáo buộc gian lận, đầu cơ, âm mưu phạm tội hoặc lừa đảo liên quan đến Covid-19. Tương tự, cảnh sát Uttar Pradesh cũng bắt hơn 160 người.
"Tôi đã chứng kiến nhiều hành vi hút máu đáng sợ ở tất cả các hình thức khác nhau song mức độ độc ác và sa đọa như thế này thì là lần đầu tiên tôi thấy trong suốt 36 năm sự nghiệp của mình", Vikram Singh, cựu cảnh sát trưởng b🌃ang Uttar Pradesh, cho hay.
Hành vi lừa đảo và trục l𝓰ợi cho thấy mặt trái của hệ thốn꧑g trợ giúp trực tuyến khổng lồ vốn hình thành nhằm lấp đầy khoảng trống mà chính phủ để lại. Những người làm việc thiện trên khắp đất nước tìm mọi cách kết nối người có nhu cầu và các nguồn lực cứu trợ với nhau.
Tuy nhiên, hệ thốn🐼g này cũng có những giới hạn. Các nguồn cung quan trọng như oxy vẫn bị tắc nghẽn và người dân vẫn tiếp tục chết vì bệnh viện hết chỗ. Các nhà sản xuất vaccine và dược phẩm không thể bắt kịp nhu cầu. Các chính trị gia ở một số nơi thậm chí còn đe dọa những người công khai xin tiếp tế.
Điều này càng tiếp thêm động lực cho thị trường chợ đen phát triển. Dù mức giá c💮ắt cổ, nhiều người nói rằng họ không còn lựa chọn nào khác.
Rohit Shukla, sinh viên đại đọc ở New Delhi, cho biết sau khi bà anh qua đời hồi cuối tháng trước, một tài xế xe cứu thương đã đòi tới 70 U🐈SD cho quãng đường gần 5 km từ bệnh viện tới lò hỏa táng, cao gấp hơn 10 lần mức gia bình thường. Khi gia đình đến nơi, công nhân tại nhà tang lễ đòi tiếp 70 USD cho tiền củi mà đáng lẽ chỉ có giá 7 USD.
Chênh lệch cung ꦿcầu có thể là nguyên nhân khiến giá cả một số mặt hàng, dịch vụ tăng, nhưng Shukla nghi ngờ ng🐓uyên nhân sâu xa còn hơn thế.
"Ai cũng🌳 tìm cách vụ lợi từ đại dịch", anh nói. "Tôi không biết mọi người bị làm sao nữa".
Một số bác sĩ tại Ấn Độ đang sử dụng huyết tương của người mắc Covid-19 đã khỏi để điều🎶 trị cho bệnh nhân. Đi kèm với đó, một thị trường ngầm cho mặt hàng này cũng nở rộ nhanh chóng. Cảnh sát ở thành phố Noida, bang Uttar Pradesh, hôm 12/5 bắt hai người đàn ông bị cáo buộc bán huyết tương với giá 1.000 USD mỗi lọ. Theo cảnh sát, một trong hai người này đã vờ xin huyết tương để dùng cho bản thân trên mạng xã hội sau đó bán lại thông qua người trung gian.
Các nh👍à điều tra mạng đang cố gắng giúp đỡ bằng cách vạch trần những kẻ lừa đảo trên 🍸các nền tảng mạng xã hội.
Nữ sinh viên Helly Malviya đã tố cáo một bài 🌟đăng trên Twitter là lừa đảo vì quảng cáo thuốc được cho là có thể trị Covid-19 n🌊hưng người bán lại đòi trả trước 2.000 USD mới giao hàng. Không lâu sau, cô nhận được vô số tin nhắn, nhưng là từ những người đang tuyệt vọng tìm mua thuốc.
"Mọi người phải đối mặt với sự bất lực như vậy mỗi ngày",𒆙 cô nói.
Thuốc chống♒ virus remdesivir đã trở thành tâm điểm của không ít vụ lừa đảo. Cảnh sát New Delhi mới đây cho hay họ vừa bắt 4 người làm việc tại các cơ sở y tế đã lấy những lọ thuốc remdesivir từ những bệnh nhân qua đời khi chưa kịp dùng rồi bán lại với giá 400 USD mỗi lọ. Trước khi loại thuốc này trở nên khan hiếm, các bệnh viện Ấn Độ chỉ tính phí khoảng 65 USD một lọ.
Gia đình Surin đến từ thành phố Lucknow gần đây đã trả hơn 1.400 USD cho trung gian để mua 6 lọ remdesivir. Lucky Surin, một nhà tổ chức sự kiện, bộc bạch gia đình cô không còn lựa chọn nào khác. Mẹ và em dâu cô đều bệnh rất nặng. Mẹ cô đã qua🎶 đời không lâu sau đó.
"Tôi có thể làm gì hơn?", Surinꦡ nói. "Nếu bác sĩ kê thuốc thì bạn phải mua thôi".
Bác sĩ Jawed Khan, chủ sở hữu bệnh viện đã kê thuốc remdesivir cho nhà Surin như꧃ng không thể cung cấp nó, nói gia đình có thể tự mua và các bác sĩ sẽ kiểm tra thông qua đánh giá lọ thuốc và nhãn mác.
Cảnh sát ở bang Gujarat, phía tây Ấn Độ, tháng qua phát hiện hàng nghìn ống thuốc remdesivir giả trong một chiến dịch triệt phá. Tại nhà máy 🅰là hiện trường thu được các tang vật, họ tìm thấy 3.371 lọ chứa glucose, nước và muối.
Nhiều loại 🐬thuốc khác có thể đã được bán ra thị trường và đưa vào cơ thể bệnh nhân, tạo ra mối nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng, cảnh sát Gujarat nhấn mạnh.
Những người tìm đến chợ đen thường biết rõ tình cảnh của mình và hiểu rằng h🌃ọ đang "đánh bạc".
Anirudh Singh Rathore, 59 tuổi, nhà kinh doa๊nh vải ở New Delhi, đã tuyệt vọng tìm ki🌠ếm thuốc remdesivir cho người vợ đang mang bệnh của mình, Sadhna. Ông mua được hai lọ thuốc với giá do chính phủ quy định là 70 USD mỗi lọ. Nhưng ông cần thêm 4 liều nữa.
Qua mạng xã hội, Rathore tìm thấy một người sẵn sàng bán 4 lọ remdesivir nhưng với giá cao hơn bình thường 5 lần. Hai lọ ban đầu đến mà không có gì bất thường. Nhưng với hai lọ còn lại, Rathore nhận thấy bao bì ဣkhác với đợt đầu tiên. Người bán giải thích rằng thuốc được sản xuất từ hai công ty khác nhau.
Rathore nghi ngờ nhưng nồng độ oxy trong máu của Sadhna đang giảm và họ không biết bấu víu vào đâꦬu. Rathore đưa thuốc cho bác sĩ. Họ tiêm thuốc mà không thể xác định liệu chúng là thật hay♎ giả. Ngày 3/5, vợ Rathore qua đời.
Rathore nộp đơn ಞtrình báo cảnh sát và một trong số những người bán đã bị bắt nhưng ông không thể tránh khỏi cảm giác có lỗi. "Tôi cứ ân hận rằng có lẽ vợ tôi sẽ được cứu nếu số thuốc đó là thật", ông nói. "Nhiều người đang lợi dụng khủng hoảng để trục lợi. Đây là một cuộc ཧkhủng hoảng đạo đức".
Vũ Hoàng (Theo NYTimes)