Thị trường tài chính tiêu dùng năm ngoái trải qua giai đoạn khó khăn nhất một thập kỷ. Người thu nhập thấp và trung bình - tệp khách hàng chính của các công ty tài chính - chịu tác động mạnh bởi giai đoạn hậu Covid-ღ19 và môi trường kinh tế không thuận lợi. Dư nợ cho vay của các công ty tài chính tiêu dùng thu hẹp hơn 9%, trong bối cảnh nhu cầu tín dụng yếu. Các công ty cũng "ngại" cho vay trước hiện tượng bùng nợ và nợ xấu lên cao.
Tuy nhiên, bước sang nửa đầu năm nay, cho vay tiêu dùng ghi nhận dấu hiệu hồi phục khi quả kinh doanh của phần lớn công ty tài꧅ chính xuất hiện gam màu sáng hơn.
Sáu tháng đầu năm, Công ty Tài chính Home Credit Việt Nam - đơn vị đứng thứ hai thị phần - báo lãi cao gấp đôi cùng kỳ 2023. Với mức lãi sau thuế 474 tỷ đồng, Home Credit dẫn đầu nhóm công ty tài chính. Xếp sau Home Credit, Công ty tài chính điện lực (EVN Finance) cũng ghi nhận lãi sau thuế gấp 🍌rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 250 tỷ đồng.
Một số doanh nghiệp còn lại tuy chưa thoát lỗ, kết quả kinh doanh cũng có sự cải thiện. Đơn cử như "ông lớn" đứng đầu về cho vay tiêu dùng, là Công ty tài chính Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE Credit) có khoản lỗ giảm từ mức gần 3.000 tỷ đồng nửa đầu n❀ăm ngoái xuống còn hơn 700 tỷ vào nửa đầu năm nay. Dư nợ trái phiếu trên vốn chủ sở hữu của FE Credit cũng đã giảm mạnh, 𓆉từ mức gần 30% vào năm ngoái xuống chỉ còn 1%.
Tương tự, Công ty tài chính Shinhan Việt Nam (Shinhan Finance), khoản lỗ nửa đầu năm nay cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. Từ mức lỗ 246 tỷ đồng nửa đầu 2023, công ty tài chính này báo lỗ 95 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. Còn Công 💦ty tài chính Mirae Asset (Mirae Asset Finance) ghi nhận lỗ gần 350 tỷ đồng, giảm nhẹ so với số lỗ hơn 390 tỷ♕ cùng kỳ 2023.
Riêng Công ty tài chính MB Shinsei (Mcredit) là đơn vị số ít ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm s🐲âu. ꦆTừ mức lãi sau thuế 328 tỷ nửa đầu 2023, doanh nghiệp này ghi nhận mức lãi khiêm tốn 43 tỷ đồng nửa đầu năm nay.
Theo nhận định của hãng xếp hạng tín dụng FiinGroup, thị trường tài chính tiêu dùng của Việt Nam đã chạm đáy vào năm 2023 và đang chuẩn bị cho một chu kỳ tăng trưởng mới giữa những thách thức mới hậu "khủng hoảng" C♑ovid-19.
Fiiin Group cho rằng, sự phục hồi của thị trường sẽ rõ rệt hơn từ nửa cuối năm, nhờ các dấu hiệu tích cực từ môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm sự hồi phục của các ngành sản xuất và xuất k🌠hẩu.
Đồng thời, từ đầu tháꩵng 7, Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành quy định mới, đơn giản hóa thủ tục với các khoản vay giá trị nhỏ dưới 100 triệu đồng, được kỳ vọng hỗ trợ với lĩnh vực cho vay tiêu dùng.
Về dài hạn, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam theo đánh giá của Fiin Group, có tiềm năng tăng trưởng lớn nhờ tỷ lệ thâm nhập thඣấp so với các nước cùng khu vực. Bên cạnh đó, sự th💮ay đổi trong nhận thức của thế hệ người vay mới, chủ yếu là GenZ - những người sẽ nhìn nhận các sản phẩm tài chính tiêu dùng như một lựa chọn thanh toán thay vì món nợ.
Đồng thời, hãng xếp hạng tín dụng đánh giá thị trường tài chính tiêu dùng của Việt Nam sẽ ngày càng trở nên phân mảnh và c🔥ạnh tranh sôi nổi. Công ty nhỏ và vừa, với mô hình kinh doanh tinh gọn có cơ hội tốt để vươn lên trong khi những "ông lớn" hàng đầu có xu hướng chậm lại, một số đang trải qua giai đoạn tái cấu trúc và điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Từ một thị trường mang tính tập trung sẽ hình thành một thị trường đa dạng, cạnh tranh.
Dẫu vậy, các chuyên gia cho rằng các công ty tài chính cần thêm vốn để vượt qua thách thức và mở rộng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là những đơn vị thuộc sở hữu của các ngân hàng nội địa có kế hoạch thoái vốn khỏi tài chính tiêu dùng và tập trung vào các dịch vụ cốt lõ🍃i. Sau một loạt các giao dịch mua bán và sáp nhập, thị trường sẽ tiếp tục chứng kiến sự tham giꦐa sâu rộng hơn của các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với xu hướng thoái vốn của một số ngân hàng nội địa khỏi các chi nhánh tài chính tiêu dùng của họ.
Quỳnh Trang