Vũ Anh 🐬(nhân viên văn phòng tại Thái Hà, Hà Nội) mỗi lần đi làm lại mang balo to với chiếc bàn phím nặng hơn 1 kg bên trong. Mặc dù cơ quan có máy tính để bàn với đầy đủ thiết bị nhưng bàn phím cơ là đồ anh "thửa💙" thêm và quen dùng nên mang đi để "gõ" mỗi ngày.
Tương tự Vũ Anh, làm quen với bàn phím cơ được nửa năm nay, anh Hoàng Nam (Thanh Xuân, Hà Nội) đã bị dòng phụ kiện này "gâ♒y nghiện". Anh Nam tâm sự: "Trước chơi game nên dùng bàn phím cơ quen rồi, giờ chỉ làm văn phòng thôi nhưng chuyển sang bàn phím cao su hay gõ trên laptop chẳng khác nào 'cực hình' với tôi".
So với bàn phím thông thường từ vài chục nghìn, vài trăm nghìn đồng, bàn phím cơ đắt hơn nhiều khi có giá tiền triệu đế꧃n cả chục triệu đồng. Chẳng hạn chiếc Fuhlen M87s RGB có giá khoảng 1,7 triệu đồng, hay Filco Majestouch 2 N🎃inja có giá tới 4 triệu đồng. Dĩ nhiên, trải nghiệm người dùng nhận được cũng cao cấp hơn và đáng với số tiền bỏ ra.
Bàn phím thông thường sử dụng miếng đệm cao su cho các phím, lợi thế là giá thành rẻ, song cho cảm giác bấm không êm tay. Nhược điểm còn là lực gõ phải tương đối mạnh, tốc độ nhập liệu chậm, độ chính xác thấp và t꧋uổi thọ trung bình. Với bàn phím cơ, dưới mỗi nút bấm là một công tắc (switch) riêng biệt nên chi phí chế tạo cao hơn nhiều. Bù lại, nó có thể khắc phục các nhược điểm nêu trên, mang đến cảm giác gõ êm và độ bền gấp khoảng 10 lần bàn phím thường.
Theo anh Đức Tiến, một người giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực máy tính, bàn phím cơ len lỏi vào Việt Nam từ những năm 2010, 2011. "Dù sở hữu nhiều ưu điểm và có thể nói là vượt trội hoàn toàn nhưng giá thành cao luôn là rào cản để người chơi tiếp cận với bàn phím cơ". Tuy nhiên, những năm gần đây, phong trào chơi bàn phím cơ𝕴 nở rộ nhờ việc sản phẩm có nhiều phân khúc giá và người dùng cũng chịu chi hơn.
Nếu trước, phím cơ về Việt Nam chủ yếu qua đường xách tay hoặc nhập với số lượng hạn chế, hiện nay đã có nhiều thươnꦡg hi💟ệu được phân phối chính hãng, kéo theo là các dịch vụ phụ trợ. Các thương hiệu phím cơ được người Việt biết đến nhiều như Filco, Leopold, Razer, Ducky, SteelSeries… Giá dòng sản phẩm này dao động từ khoảng 1,5 triệu đồng, đến cả chục triệu đồng cho những bàn phím custom - loại được thiết kế, lắp ráp riêng theo ý muốn của người dùng.
"Thú chơi nào cũng lắm công phu và tốn kém, phím cơ cũng không pꦆhải ngoại lệ", anh Đức Tiến chia sẻ. Ngoài việc trang bị cho mình kiến thức nhất định bởi riêng công tắc trên phím đã có 4, 5 loại khác nhau cho từng nhu cầu, tiếp đến là kích cỡ bàn phím, nút phím (keycap) và những đồ chơi đi kèm khác.
Mua phím cơ tốn kém, đầu tư keycap chất lượng và thẩm mỹ cũng nhiều lựa chọn tới cả triệu đồng, đắt ngang bàn phím. Keycap tốt không chỉ cho cảm giác bấm "đã" hơn mà còn là cách người chơi khoác🧸 lên những bộ cánh đẹp. Các chủ đề như Iron Man, Star Wars hay game Dota... được thể hiện trên bàn phím. Dĩ nhiên để sở hữu, người chơi có thể phải chi tới vài trăm nghìn đồng chỉ cho một phím.
"Đỉnh" nhất là chơi bàn phím custom bởi hầu hết các chi tiết phải lắp ráp thủ công. Người chủ thiết bị có 🍎thể đặt làm theo ý thích bản thân, từ việc mỗi nút bấm một loại công tắc, thay đổi lò xo bên trong để phù hợp với lực bấm. Có một nhóm đã giới thiệu bàn phím cơ do chính người Việt sản xuất, với giá bán lên tới 10 triệu đồng. Đây được xem là chiếc bàn phím thuộc hàng đắt nhất Việt Nam hiện nay﷽.
Đầu tư tiền triệu đến cả chục triệu đồng cho bàn phím cơ liệu có xứng đáng? Với những người làm trong ngành báo chí, văn phònꦉg hay lập trình viên gõ cường độ cao mỗi ngày, phím cơ hạn chế tình trạng đau và mỏi tay so với bàn phím cao su, khi sử dụng lâu dài. Nó cũng giúp việc gõ 🍃nhanh và chính xác hơn. Còn với game thủ, bàn phím cơ như một lựa chọn không thể thiếu để đạt thành tích cao và mang đến trải nghiệm thực thụ.
Không hiếm người Việt sở hữu vài ba chiếc bàn phím cơ, một cái đặt ở văn phòng để gõ văn bản, chiếc khác dùng chơi game trên máy tính tại nhà và một phím cơ mini mang 𝓀theo dùng với laptop.