Tại ngày hội tư vấn tuyển sinh ở Hà Nội, hôm 17/3, nhiều học𝐆 sinh và phụ huynh quan tâm tới ngành Công nghệ bán dẫn. Một học sinh đến từ Bắc Giang cho biết muốn học Công nghệ bán dẫn, nhưng không biết những trường đại học nào đào tạo ngành này.
Một phụ huynh nói đã thử tìm hiểu nhưn꧋g không thấy mã ngành này trên hệ thống của Bộ Giáo dục𒅌 và Đào tạo và thắc mắc về việc muốn đăng ký xét tuyển thì có những phương thức nào.
Trả lời, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáꦍo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết các trường đại học của Việt Nam đào tạo bán dẫn từ lâu, nhưng ở dạng chương trình chuyên sâu, thuộc các ngành, lĩnh vực lớn như khoa học công nghệ, điện tử viễn thông.
"Chúng ta༒ đang quan tâm về tên gọi, nhưng bản chất thí sinh và phụ huynh cần chú ý tới hàm lượng chương trình, nội dung đào tạo 💞của các trường", bà Thủy nói.
Ông Nguyễn Phú Khánh, Phó hiệu trưởng trường Đại học Ph🌃enikaa, lấy ví dụ ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn, thuộc nhóm điện tử viễn thông, nên mã ngành có dạng 752xxxx. Tương tự, ngành Chip bán dẫn và công nghệ đóng gói, nhóm Kỹ thuật vật liệu, mã ngành có đầu số 744.
Giải thích kỹ hơn, ông Khánh cho biết ngành bán dẫn gồm ba ꦕgiai đoạn: thiết kế, sản xuất và kiểm thử. Việt Nam chủ yếu tham gia vào công đoạn đầu và cuối, nên các ngàn🌳h đào tạo cũng tập trung vào hai phần này.
"Những 𒁏học sinh quan tâm tới kỹ thuật, điện tử viễn thông, cơ khí, vật liệu sẽ phù hợp theo đuổi các chuyên ngành về bán dẫn", ông Khánh nói, liệt kê một số trường có đào tạo ngành này như Đ♕ại học Phenikaa, Công nghệ, Bách khoa Hà Nội...
Theo dự báo của Chính phủ, nhu cầu nhân lực ngành bán dẫn cần 50.000-100.000 người đến♐ năm 2030, với trình độ và lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Cả nước hiện có 35 cơ sở giáo dục đại học đào tạo trực tiếp ngành bán dẫn hoặc ngành gần như công nghệ thông tin, điện tử viễn thông. Năm 2024, các trường dự kiến đào tạo trên 1.000 sinh viên trong lĩnh vực t𝕴hiết kế vi mạch bán dẫn, khoảng 7.000 ở lĩnh vực liên quan.
Ông Nguyễn Phú Khánh cho rằng không thể phủ nhập sức hấp dẫn và nhu cầu nhân lực của ngành bán dẫn, song thí sinh không nên chọn ngành này "chỉ vì độ hot". Thay vꦉào đ🙈ó, điều quan trọng là cần dựa vào sở thích, năng lực của mỗi người, sau đó là các yếu tố như sự phù hợp, học phí, điểm chuẩn.
"Nếu thí sinh thực sự yêu thích và đáp ứng các điều kiện khác của ngành, chúng tôi rất khuyến khích các em theo đuổi ưꦏớc mơ. Lựa chọn tốt nhất là lựa chọn phù hợp nhất", ông Khánh nói.
Thanh Hằng