Điều 105 và 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Còn quyền tài sản, là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất v൩à các quyền tài sản khác.
Việc thanh🌄 toán không dùng tiền mặt, được Nghị định 101/2012?NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP xác định, chỉ bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định nêu trên.
Do đó, bitcoin cũng không được xem là tài sản, cũng không là p✅hương tiện thanh toán không dùng🔴 tiền mặt.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng khẳng định bitcoin và các loại tiền ảo nói chung, "không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp p༒háp theo quy định của pháp luật Việt Nam" (Cô𒆙ng văn 5747/NHNN-PC năm 2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi Văn phòng Chính phủ)
Theo đó, việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm và có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tóm lại, hiện nay tiền ảo Bitcoin không được nhà nước ta hợp pháp hóa (tức là không được nhà nước công nhận là một loại tài sản) nên không được coi là tài sản để yêu cầu chia. Vì vậy, tòa án sẽ không thụ lý yêu cầu chia Bitcoin trong vụ án ly hôn của bạn. Các tài sản khác của vợ chồng được chia theo quy định pháp luật.
Luật sư Nguyễn Đại Hải
Công ty Luật TNHH Fanci